Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh này chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật hoang dã; đặc biệt là kiểm soát hiệu quả, chặt chẽ các nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch có nguồn gốc từ nuôi nhốt, tiêu thụ, tiếp xúc với động vật hoang dã.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Hải quan, Biên phòng, Công an xây dựng kế hoạch, tổ chức phối hợp liên ngành để thanh tra, kiểm tra thường xuyên các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở kinh doanh, nuôi động vật hoang dã nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xư lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã theo dúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

Ngoài ra, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Sở Tài nguyên và Môi trường chi đạo Chi cục Bảo vệ môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện để phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các trại nuôi, cơ sở nuôi động vật hoang dã thực hiện nghiêm túc quy định về công tác kiểm dịch, khử trùng, phòng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường nhằm hạn chế, ngăn chặn kịp thời việc lây truyền mầm bệnh có nguồn gốc từ tiếp xúc với động vật hoang dã.

Đồng thời, hướng dẫn các chủ trại nuôi, cơ sở nuôi động vật hoang dã trao đổi, cung cấp thông tin, báo cáo ngay với chính quyền địa phương và các Trạm Kiểm lâm, Trạm y tế xã, Hạt Kiểm lâm, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện và các cơ quan chuyên môn liên quan về sức khỏe, triệu chứng và tình hình phát sinh dịch bệnh và lây nhiễm của đàn vật nuôi, người nuôi để có biện pháp ngăn chặn, khống chế kịp thời.

                                                                                                                                    Hoài Thu