Vi phạm nghiêm trọng về quản lý, sử dụng đất đai

Theo thông báo kết luận thanh tra của thanh tra TP Hà Nội,UBND huyện Sóc Sơn không kiên quyết chỉ đạo trong việc khắc phục vi phạm theo các Kêt luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND Thành phố; UBND các xã buông lỏng quản lý thiêu trách nhiệm dẫn đến nhiêu tôn tại, vi phạm về đất đai, mua bán chuyên nhượng, vi phạm trật tự xây dựng..cụ thể:

Đối với việc xử lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: UBND huyện Sóc Sơn vẫn chưa thu hồi 02/10 GCNQSDĐ cấp không đúng đối tượng được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ (chủ sử dụng 02 thửa đất trên đã chuyên nhượng đất, sau đó UBND huyện Sóc Sơn, Văn phòng Đăng ký đất nhà Hà Nội-Chỉ nhánh huyện Sóc Sơn lại làm thủ tục cấp đổi GCNQSDĐ cho người mua vào năm 2009, 2017).

UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành 63 quyết định và thông báo thu hồi GCNQSD đất ở năm trong quy hoạch rừng, nhưng thực tế chưa thu hồi GCNQSDĐ của các hộ, các hộ dân vẫn sử dụng đất đề ở;

Thanh tra TP. Hà Nội: Thông báo kết luận thanh tra việc “xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 1

Nhiều sai phạm được Thanh tra TP. Hà Nội chỉ rõ

Ra quyết định hiệu chỉnh 115 trường hợp cấp vượt hạn mức nhưng thực tế mới hiệu chỉnh trên GCN của 20/115 trường hợp. Qua kiểm tra thấy, UBND huyện Sóc Sơn chưa có quyết định hiệu chỉnh 08/123 trường hợp cấp GCNQSDĐ ở vượt hạn mức, quá trình làm thủ tục hiệu chỉnh GCNQSDĐ của 20/115 trường hợp, có trường hợp bà Ngô Thị Loan, xã Minh Phú được cấp GCNQSDĐ năm 1997, diện tích 3.856mˆ đất ở, theo kết luận Thanh tra Chính phủ thì trường hợp này phải hiệu chỉnh GCNQSDĐ xuống còn 400m” đất ở, nhưng thực tế bà Loan đã làm thủ tục chuyên nhượng đất từ năm 2002, 2003 cho 04 hộ: hộ bà Hoàng Thị Hương, ông Hoàng Đình Thắng, ông Ngô Bá Oanh và ông Nguyễn Hữu Tú, UBND huyện Sóc Sơn đã cấp GCNQSDĐ (400m? đất ở/1 hộ).

Đến năm 2014, 2017, UBND huyện Sóc Sơn lại làm thủ tục cho ông Ngô Bá Oanh chuyển nhượng cho những người khác, là vi phạm quy định tại Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

Đối với việc mua bán chuyển nhượng đất thuộc quy hoạch rừng: UBND huyện Sóc Sơn không kiểm tra, rà soát và có biện pháp xử lý đối với 336 trường hợp chuyên nhượng đất trong quy hoạch rừng theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Sau khi UBND Thành phố có Quyết định số 2100/QĐ-UB ngày 29/5/2008 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch rừng, UBND huyện Sóc Sơn không thống kê, không kiểm tra rà soát, để phát sinh nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng đất năm trong quy hoạch rừng, làm tình hình phức tạp hơn, đặc biệt, là khu vực ven hồ Đồng Đò, hỗ Đồng Quan và khu vực Lâm trường Sóc Sơn.

Hầu hết, các trường hợp mua bán chuyên nhượng, người bán đất không có giấy tờ sử dụng đất nhưng vân được UBND xã chứng thực, xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng vi phạm Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ sau này là Khoản 4, Điều 9 và Điều 35 Nghị định sô 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ số sóc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Dẫn đến người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã tiến hành xây dựng nhiều công trình lớn trong quy hoạch rừng, là vi phạm Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004: “Những hành vi bị nghiêm cấm: Lắn, chiếm, chuyễn mục địch sử dụng rừng trái phép, Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng...

Gần 800 công trình vi phạm

Cũng theo thông báo KLTT của Thanh tra TP Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn đã không tổ chức xử lý 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của UBND Thành phố.

Thanh tra TP. Hà Nội: Thông báo kết luận thanh tra việc “xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 2

Chỉ riêng 2 xã Minh Phú và Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong khu vực quy hoạch rừng đến thời điểm hiện nay đã có 797 công trình vi phạm

Do buông lỏng quản lý dẫn đến các công trình xây dựng mới trên đất rừng vẫn tiếp tục tăng, nhiều công trình xây dựng với quy mô lớn trong quy hoạch rừng phòng hộ. Đến năm 2017, UBND huyện Sóc Sơn mới kiểm tra rà soát và xác định có 555 công trình vi phạm, nhưng không kiên quyết xử lý, đến nay vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý.

Tuy nhiên, việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều, chỉ riêng 02 xã Minh Phú và Minh Trí và khu vực ven 07 hồ lớn trong khu vực quy hoạch rừng đến thời điểm hiện nay đã có 797 công trình vi phạm.

Vi phạm về công tác quản lý đất rừng

UBND xã Minh Trí và xã Minh Phú đã buông lỏng quản lý, không lưu giữ hồ sơ địa chính đầy đủ, không xác định số hộ được mượn đất và được cấp Sô Lâm Bạ theo Quyết định số 6025/QĐ-UB ngày 19/11/1988 của UBND Thành phố, không xác định được tình trạng sử dụng đất, mua bán, chuyền nhượng đất của các hộ.

UBND huyện Sóc Sơn đã giao Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Sóc Sơn ký hợp đồng, giao khoán rừng cho các hộ (51 hộ xã Minh Trí và 17 hộ xã Minh Phú); UBND huyện Sóc Sơn ký cho các hộ mượn đất theo Quyết định số 6025/QĐ-UB ngày 19/11/1988 của UBND Thành phố, nhưng không theo dõi, không thống kê được các trường hợp mượn đất và số lượng các Số Lâm bạ đã cấp.

Thanh tra TP. Hà Nội: Thông báo kết luận thanh tra việc “xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 3

Để xảy ra các vi phạm trên, trách nhiệm thuộc: Chủ tịch UBND xã Minh Trí, xã Minh Phú, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (giai đoạn từ năm 2008 đến nay)

Hàng năm, UBND huyện Sóc Sơn, không lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trình cấp có thâm quyền phê duyệt, không theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, một số vị trí chưa xác định ranh giới rừng, việc căm mốc giới rừng chưa đảm bảo theo quy hoạch được duyệt.

Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội (trước đây là Lâm trường Sóc Sơn): không lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác giao khoán, quản lý bảo vệ phát triển rừng cho các chủ rừng và hồ sơ giao khoán các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tích vườn quả thuộc thôn Lâm trường, xã Minh Phú; buông lỏng quản lý, không kịp thời kiểm tra, phối hợp với các cập chính quyền địa phương xử lý vi phạm về đất đai, không có biện pháp ngăn chặn để các hộ mua bán chuyển nhượng cho các trường hợp ngoài địa phương, tự ý chuyền đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình nhà ở, công trình nhà vườn kiên cô trong phạm vĩ đất rừng phòng hộ, là vi phạm Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiếu kiểm tra, hướng dẫn trong công tác quản lý nhà nước đối với Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội để đơn vị buông lỏng quản lý, không lưu giữ hồ sơ tài liệu về quy hoạch rừng và hồ sơ quản lý rừng, để các tô chức, cá nhân mua bán chuyền nhượng, chuyên đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất thuộc quy hoạch rừng là không thực hiện đúng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Đến năm 2017-2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có văn bản chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội trong việc quản lý, sử dụng đất rừng đồng thời phối hợp với UBND các xã lập biên bản các công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Để xảy ra các vi phạm trên, trách nhiệm thuộc: Chủ tịch UBND xã Minh Trí, xã Minh Phú, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (giai đoạn từ năm 2008 đến nay).

Vi phạm về quản lý, sử dụng đái, trật tự xây dựng tại xã Minh Trí, xã Minh Phú

UBND 02 xã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong diện tích đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ môi trường, như: mua bán, chuyển nhượng, tách thửa, chuyên mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép trên đất thuộc quy hoạch rừng, cụ thể:

Theo số liệu đo đạc do Công ty Cổ phân Đo đạc và Khoáng sản cung cấp tại xã Minh Trí hiện xác định có 2.944 thửa đất nằm đrong quy hoạch rừng năm 2008, diện tích khoảng 472ha (tính riêng khu vực Đồng Đò, thôn Minh Tân có 2.249 thửa) nhưng mới có 378 thửa đất có ranh giới, chủ sử dụng đất; xã Minh Phú có 527 thửa đất nằm trong quy hoạch rừng, diện tích khoảng 104ha nhưng mới có 248 thửa có ranh giới, chủ sử dụng đất.

Thanh tra TP. Hà Nội: Thông báo kết luận thanh tra việc “xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 4

Khu vực Rừng phòng hộ bị "băm nát" (Ảnh qua vệ tinh)

Vi phạm về cấp, cấp đổi GCNQSDĐ: tại xã Minh Trí có 05/120 trường hợp cấp GCNQSDĐ đất nằm trong quy hoạch rừng năm 2008; xã Minh Phú có 32/275 trường hợp câp GCN QSD đất năm trong quy hoạch rừng năm 2008. Trong đó, có 08 trường hợp (01 trường hợp xã Minh Trí; 07 trường hợp xã Minh Phú) UBND huyện Sóc Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Văn phòng đăng ký đất và nhà huyện và Văn phòng đăng ký đất đai chỉ nhánh huyện Sóc Sơn đã làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng và câp đổi GCNQSDĐ (năm 2011-2018) là vi phạm Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; khoản 4, Điều 191 Luật Đất đai năm 2013. Bên cạnh đó, UBND xã Minh Trí chứng thực vào hợp đồng mua bán chuyển nhượng là vi phạm Khoản 4, Điều 9 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ.

Vi phạm về việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm trong quy hoạch rừng phòng hộ Sóc Sơn tại 02 xã Minh Trí và Minh Phú: tông. số 659 trường hợp mua bán, chuyền nhượng, chủ sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (475 trường hợp xã Minh Trí và 184 trường hợp xã Minh Phú) là vi phạm quy định tại Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. UBND xã Minh Trí, Minh Phú chứng thực, xác nhận vào hợp đồng chuyền nhượng là vi phạm Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ sau này là Khoản 4, Điều 9 và Điều 35 Nghị định sỐ 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Vi phạm về trật tự xây dựng trong quy hoạch rừng

Tại các xã Minh Trí, Minh Phú các hộ dân đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình, nhà ở trên đất nằm trong quy hoạch rừng năm 2008: tông số 688 trường hợp (xã Minh Trí có 524 trường hợp; xã Minh Phú có 164 trường hợp) trong đó có nhiều công trình xây dựng với quy mô lớn nhưng không được kiểm tra và xử lý là vi phạm quy định tại Điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định:

“Những hành vi bị nghiêm cắm: Lần, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép” và Điều 7 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ: “Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyên cho phép ”. Đội quản lý trật tự xây dựng huyện Sóc Sơn, UBND xã Minh Phú, xã Minh Trí thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý về đất đai và trật tự xây dựng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính Phủ và khoản 1, khoản 2, Điều 31 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ.

Thanh tra TP. Hà Nội: Thông báo kết luận thanh tra việc “xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 5

Khu du lịch Thiên Phú Lâm 57.5002m” gồm 21 hạng mục công trình nhà ăn, nhà hàng diện tích 3. 210, 6m2” và xây dựng khu nhà ở diện tích 2.428m2

Điền hình như: Tại khu vực đất lâm trường, xã Minh Phú có: Hộ ông Ngô Văn Cam được UBND huyện Sóc Sơn cho mượn đất, được cấp Số Lâm bạ diện tích là 15 ha đất và sử dụng khoảng 4ha đất của Lâm trường Sóc Sơn thu hồi để thực hiện dự án JIEPRO, tông diện tích ông Cam sử dụng khoảng 19 ha. Từ năm 2001- 2005, ông Cam chuyên nhượng cho 55 hộ, diện tích 129.785m2” (48 trường, hợp nằm trong đất được UBND huyện Sóc Sơn cấp số Lâm bạ, diện tích 114. 589m2; 07 trường hợp có đất nằm trong đất thực hiện dự án JIFPRO, diện tích 15.196m2”), các hộ đã xây dựng 69 công trình, điện tích xây dựng khoảng 4. 369m2”.

Còn lại, ông, Cam sử dụng là 59.780m2”, đã xây dựng Khu du lịch Thiên Phú Lâm 57.5002m” gồm 21 hạng mục công trình nhà ăn, nhà hàng diện tích 3. 210, 6m2” và xây dựng khu nhà ở diện tích 2.428m2)? (có 01 nhà 2 tầng, diện tích 120m2..); Hộ ông Trương Anh Quân vợ là bà Đỗ Mỹ Linh: năm 2001, ông Quân mua lại đất của hộ ông Đỗ Xuân Lâm đã được cấp GCNQSDĐ 600m2? đất ở từ năm 1997 trước khi có quy hoạch rừng năm 1998.

Thanh tra TP. Hà Nội: Thông báo kết luận thanh tra việc “xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 6

Việt phủ Thành Chương không được nhắc đến trong thông báo KLTT

Năm 2009, hộ ông Quân xây dựng 04 công trình và hạng mục phụ trợ khác. Năm 2014, UBND huyện Sóc Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn mới làm thủ tục hiệu chỉnh GCNQSDĐ, năm 2015, Văn phòng đăng ký nhà và đất huyện Sóc Sơn lại làm thủ tục sang tên và cấp đổi GCNQSDĐ cho hộ ông Quân thuộc quy hoạch rừng phòng hộ Sóc Sơn.

Tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí: Tô hợp Hoàng Lê Gia Garden (hộ bà Lê Thị Lan Hương) sử dụng khoảng 19. 958m2” đã xây dựng 05 công trình kiên cố 2-3 tầng (dạng biệt thự), diện tích xây dựng khoảng 1 .076m2.

Để xảy ra các vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch và cán bộ địa chính xã Minh Trí, xã Minh Phú; Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc văn phòng đăng ký đất và nhà huyện Sóc Sơn; Đội trưởng đội Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn (nay là Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện), bên cạnh đó có trách nhiệm của Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng (giai đoạn từ 2008- đến nay). Ngoài ra, có trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng trong việc thiếu đôn đốc, kiểm tra về trật tự xây dựng (giai đoạn 2014-2016) và trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn 02 xã Minh Trí, Minh Phú (giai đoạn từ 2008- đến nay).

Thanh tra TP. Hà Nội kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Trước những sai phạm trên, Thanh tra TP Hà Nội kiến nghị UBND TP Hà Nội nhiều nội dung xử lý, cụ thể:

Giao cho UBND huyện Sóc Sơn:  Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định đối với tập thê và cá nhân qua các thời kỳ từ năm 2006-2018 đã không nghiêm túc thực hiện các Kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND Thành phố; buông lỏng quản lý về đất đai, trật tự xây dựng . đê xảy ra các vi phạm như kết luận nêu trên; đồng thời khẩn trương thực hiện dứt điểm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vê tổ chức thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của UBND Thành phố.

Thanh tra TP. Hà Nội: Thông báo kết luận thanh tra việc “xẻ thịt” đất rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hình 7

Thanh tra Thành phố kiến nghị chuyển hỗ sơ sang cơ quan điều tra Công an thành phô Hà Nội

Tổ chức cưỡng chế ngay đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng năm 2017-2018 trên địa bàn 02 xã Minh Trí, Minh Phú và khu vực ven các hồ đã được UBND huyện Sóc Sơn lập hồ sơ xử lý vi phạm, trả lại nguyên trạng ban đầu.

Đối với các công trình vi phạm về đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm trật tự xây dựng từ năm 2006-2018 tại 02 xã Minh Trí, Minh Phú và khu vực ven các hồ, thiết lập hồ sơ, có phương án xử lý đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đât đai sử dụng đúng mục đích.

Chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008 kiểm tra, rà soát quy hoạch nông thôn mới, việc chồng lắn quy hoạch đất rừng phòng hộ với đât ở của các hộ dân (nếu có), có phương án xử lý phù hợp.

Kiểm tra, rà soát GCNQSDĐ đã cấp trên địa bàn các xã Minh Trí, Minh Phú; làm rõ các trường hợp cập GCNQSDĐ năm trong quy hoạch rừng, có phương án xử lý theo quy định.

Kiểm điểm trách nhiệm đối với Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội đề xảy ra những vi phạm đã được kêt luận trên.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường: Rút kinh nghiệm đối với những thiếu sót đã được kết luận trên và Hướng dẫn UBND huyện Sóc Sơn hoàn thiện việc xác định ranh giới, cắm mốc giới rừng theo Quyêt định sô 2100/QĐ-UBND ngày 29/5/2008 của UBND Thành phô và khân trương hoàn thành dự án Xây dựng tông thê hệ thông hô sơ địa chính và có sở đữ liệu quản lý đât đai thành phô Hà Nội.

Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Sóc Sơn trong việc làm thủ tục chuyên quyên sử dụng đât không đúng quy định đã được kêt luận trên.

Giao Sở Xây dựng: Tổ chức rút kinh nghiệm đối với Thanh tra Sở Xây dựng về những thiêu sót đã được kêt luận trên.

Cho phép Thanh tra Thành phố chuyển hỗ sơ sang cơ quan điều tra Công an thành phô Hà Nội đôi với những vi phạm trong việc chứng thực, xác nhận mua bán, chuyên nhượng đât dẫn đến việc xây dựng công trình vi phạm trong quy hoạch rừng năm 2008 để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Duy Thế