Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường triển khai, nhất là trong đàm phán, tháo gỡ thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS).
Kết quả cụ thể:
Thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tích cực khai thác hiệu quả cơ hội của các FTAs đem lại; đẩy mạnh xuất khẩu trong khuôn khổ CPTPP và EVFTA. Năm 2023, tổ chức 8 đoàn ra do Lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong xuất, nhập khẩu NLTS, kết nối doanh nghiệp, phát triển thị trường, tổ chức tiếp đón và làm việc với 27 đoàn vào về hợp tác nông nghiệp, thanh tra, kiểm soát về ATTP đối với các cơ sở chế biến NLTS xuất khẩu. Tăng cường hợp tác song phương, đa phương và khu vực thông qua các hoạt động, tổ chức hội nghị, hội đàm trực tiếp và trực tuyến với các đối tác quốc tế để triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương đã ký trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tích cực đàm phán mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu NLTS tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ...; phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu NLTS sang các thị trường: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU. Tham gia đàm phán các FTA mới: FTA ASEAN - Canada; IPEF; nâng cấp FTA ASEAN - Trung Quốc; nâng cấp Hiệp định ACFTA; nghiên cứu khả năng đàm phán hoạt động kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và UAE. Đồng thời, tăng cường thu hút và quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài; vận động các Tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ đa phương hỗ trợ, đầu tư cho ngành nông nghiệp.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế. Đàm phán hợp tác song phương, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu; kết nối doanh nghiệp tại các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả-rập Xê-út, ASEAN… Thúc đẩy quan hệ đa phương, song phương thông qua các Diễn đàn lớn của Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEAN... Triển khai các đề án thúc đẩy xuất khẩu NLTS sang các thị trường: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU; xây dựng các Đề án thúc đẩy xuất khẩu NLTS sang một số thị trường mới (Trung Đông, Châu Phi...). Vận động các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển Ngành, Kế hoạch cơ cấu lại ngành và xây dựng nông thôn mới. Định hướng ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi giá trị nông lâm thủy sản chủ lực, công trình phòng chống thiên tai, vệ sinh môi trường, cấp nước sinh hoạt nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu, đào tạo... Ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, vùng kinh tế-xã hội khó khăn và ĐBSCL. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon... Thúc đẩy đầu tư theo hình thức PPP, FDI thông qua hoạt động của Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV).
Năm 2024, Bộ tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế. Đàm phán hợp tác song phương, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu; kết nối doanh nghiệp tại các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả-rập Xê-út, ASEAN… Thúc đẩy quan hệ đa phương, song phương thông qua các Diễn đàn lớn của Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEAN... Triển khai các đề án thúc đẩy xuất khẩu NLTS sang các thị trường: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU; xây dựng các Đề án thúc đẩy xuất khẩu NLTS sang một số thị trường mới (Trung Đông, Châu Phi...). Vận động các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển Ngành, Kế hoạch cơ cấu lại ngành và xây dựng nông thôn mới.
Định hướng ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi giá trị NLTS chủ lực, công trình phòng chống thiên tai, vệ sinh môi trường, cấp nước sinh hoạt nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu, đào tạo... Ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, vùng kinh tế - xã hội khó khăn và ĐBSCL. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon... Thúc đẩy đầu tư theo hình thức PPP, FDI thông qua hoạt động của Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV).
Minh Anh