Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tháo gỡ khó khăn ngành chăn nuôi

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi trong nước lao đao, giá cả thất thường, nông dân

 

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi trong nước lao đao, giá cả thất thường, nông dân chăn nuôi thua lỗ nặng. Nguyên nhân của tình trạng này được chỉ ra là do nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ cộng với những yếu kém trong công tác thông tin, dự báo thị trường. Trong khi đó, hoạt động đầu tư tạo chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi vẫn chưa hiệu quả do chưa nhận được sự hỗ trợ thỏa đáng.

Thắc thỏm nông dân chăn nuôi

Từ tháng 1/2014 đến nay, giá trứng gia cầm thu mua tại các trại ở khu vực miền đông và miền tay Nam Bộ luôn ở mức dước hoặc ngang bằng giá thành, dù giá trứng bán lẻ trên thị trường vẫn không có dấu hiệu giảm. Ngày 28/5, trứng gà thu mua tại trại ở Đồng Nai giá chỉ 1.400 – 1.500 đồng/quả. Thực tế cho thấy, người chăn nuôi đang bị các thương lái éo giá mà không có cách gì tháo gỡ được tình huống khó khăn này. Đây có lẽ là quãng thời gian rất khó khăn đối với người chăn nuôi gia cầm. Vì tình trạng thua lỗ kéo dài, không ít hộ chăn nuôi phải “treo” chuồng. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp quyết tâm cầm cự bằng cách giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành và chờ thị trường “khởi sắc” trở lại.

Ngược lại với những người chăn nuôi gia cầm, từ đầu năm 2014 đến nay, giá thịt heo hơi tại các trại lại tăng liên tục theo chiều… thẳng đứng. Đến nay, giá heo hơi tại Đồng Nai khoảng 54.000 – 56.000 đồng/kg. Theo tính toán, mỗi hộ chăn nuôi có thể thu lãi từ 900.000 – 1.100.000 đồng/100 kg heo hơi. Đây là mức giá rất cao mà nông dân mơ ước bao năm nay, bởi vì hai năm qua, giá thu mua heo hơi luôn ở mức thấp trong bối cảnh chi phí đầu vào luôn tăng cao khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng, nhiều hộ kiệt quệ vì các khoản nợ ngân hàng. Với thuận lợi giá heo hiện nay, người chăn nuôi được bù đắp thiệt hại những năm trước.

Theo thông tin phân tích thị trường, giá heo hơi tăng cao là do nguồn cung đang giảm và Campuchia tăng nhập heo từ Việt Nam. Cộng vào đó, lượng heo vận chuyển từ miền bắc vào nam đang hạn chế. Đây là cơ hội để nông dân tái đàn, mở rộng chăn nuôi mong tìm được lợi nhuận.

Nhưng theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, phân tích: “Thực ra, những hộ chăn nuôi lâu năm không bao giờ cảm thấy vui hoàn toàn khi giá heo tăng quá cao như hiện nay vì thị trường tồn tại quá nhiều rủi ro. Khi được giá, nhiều hộ lại chăn nuôi ồ ạt gây ra tình trạng dư cung và heo lại rớt giá. Suốt hai năm qua, do nguồn cung quá lớn nên giá thành phẩm vẫn thấp, người nông dân thua lỗ triền miên. Giá cả lên xuống bấp bênh do thị trường không cân đối được cung – cầu. Vì thế, người nông dân chăn nuôi chỉ mong giá giữ ở mức bình bình chứ không có biến động mạnh”.

Điều lo lắng của ông Nguyễn Kim Đoán cũng là cảnh báo cho nhiều hộ nông dân trước khi quyết định mở rộng đầu tư chăn nuôi heo vì giá cả trong những tháng tới là điều khó dự đoán. Trong khi đó, giá heo con giống đang tăng mạnh từ 80.000 đồng/kg lên 100.000 – 115.000 đồng/kg, đẩy chi phí một con heo giống lên mức 2,2 triệu đồng/con 20 kg. Tình trạng các hộ chăn nuôi đang đầu tư tăng đàn dự báo xu hướng giá heo sẽ giảm trong thời gian tới. Nông dân sẽ tiếp tục vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Yếu thông tin thị trường

Một trong những nguyên nhân khiến người chăn nuôi thường xuyên thua lỗ trong thời gian qua xuất phát từ những yếu kém của cơ quan chức năng trong công tác thông tin định hướng thị trường cho nông dân. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, năng suất thấp khiến người chăn nuôi khó đảm bảo được lợi nhuận.

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính khiến ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều rủi ro là do công tác thông kê, dự báo thị trường của các cơ quan chức năng thiếu chuẩn xác nên chưa định hướng đúng được cho người chăn nuôi. Đơn cử, theo tính toán của Hiệp hội Chăn nuôi sản lượng thịt gia cầm của Việt Nam đã đạt hơn hai triệu tấn/năm, nhưng số liệu của Tổng cục Thống kê chỉ hơn 800.000 tấn. Tương tự, số liệu của Tổng cục Thống kê về năng suất gà đẻ trứng hiện nay là 100 – 140 quả trứng/con/năm trong khi thực tế con số này đã lên đến 300 – 310 quả trứng/con/năm. Thống khê số lượng đàn heo và gia cầm cũng chưa chính xác với tình hình thực tế. Nếu dựa theo số liệu thống kê, người chăn nuôi sẽ ngộ nhân thị trường đang thiếu hụt nên mạnh dạn đầu tư tăng đàn. Kết quả là tình trạng cung vượt cầu, sản phẩm rớt giá. Hai năm qua, người chăn nuôi luôn bị thua lỗ là do thị trường thường xuyên dư thừa.

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: “Hiện nay, đàn heo nuôi công nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 30% tổng đàn, còn lại là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Các hộ này nuôi theo dạng phong trào nên khi giá cao thì không có heo bán, khi thì nuôi ào ào tạo nên tình trạng thiếu bền vững. Họ không tính toán được lời lỗ, chủ yếu lấy công làm lời và không sống được bằng nghề chăn nuôi. Ngành chăn nuôi trong nước lạc hậu, năng suất thấp, công nghiệp chế biến lại yếu nên chi phí giá thành đắt đỏ hơn sản phẩm nhập khẩu”.

Gian nan tạo chuỗi liên kết

Theo ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản(Vissan), để bảo đảm tính bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam, các cơ quan chức năng cần kiểm soát được quy hoạch, tăng tỷ lệ đàn heo nuôi công nghiệp trong tổng đàn. Để làm được điều nay phải quy hoạch tập hợp những trại chăn nuôi công nghiệp thành những tổ hợp lớn để dễ dàng kiểm tra công tác dịch tễ tập trung, từ đó tạo được vùng nguyên liệu chất lượng và truy suất được nguồn gốc chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay, công tác tái cấu trúc ngành chăn nuôi chưa quyết liệt.

Trong giai đoạn ngành chăn nuôi trong nước vẫn chưa hết khó, nhiều doanh nghiệp vẫn tâm huyết đầu tư cơ sở vật chất để mở rộng sản xuất, xây dựng chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có được sự hỗ trợ thỏa đáng nên kế hoạch đầu tư kinh doanh vẫn chưa thể triển khai. Ông Lâm Thanh Đức, chủ trại gà Thanh Đức (Đồng Nai), đang có kế hoạch đầu tư một dây chuyền chăn nuôi tự động có thể nuôi 200.000 con gà đẻ, nâng tổng đàn của trại này lên 300.000 con gà đẻ. Ông chủ trại gà này còn định liên kết với nông dân trồng lúa, bắp tại tỉnh Đồng Nai để làm thức ăn chăn nuôi. Dự kiến, kinh phí cho kế hoạch đầu tư này tốn khoảng vài chục tỷ đồng. Tuy nhiên, khi đi gõ cửa hỏi vay nguồn nốn ưu đãi hỗ trợ phát triển nông nghiệp của các ngân hàng thì không đơn vị nào quyết định giải ngân cho vay. Với lợi thế đã xây dựng được hơn 40 cửa hàng tiêu thụ sản phẩm trứng của trại sản xuất được, chủ trang trại Thanh Đức rất tự tin với kế hoạch đầu tư có chiều sâu để nâng cao năng suất, giảm giá thành, cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại. Tuy nhiên, thiếu hỗ trợ vốn vay ưu đãi, dự án chưa thể triển khai.

Tương tự, Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ đang đầu tư Dự án Nhà máy chế biến gia cầm tại tỉnh Đồng Tháp với kế hoạch tạo chuỗi cung ứng khép kín từ khâu làm giống gia cầm đến liên kết xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, lập trang trại chăn nuôi và nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm. Với kế hoạch này, lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn cung ứng ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả phù hợp. Tuy nhiên, với một dự án có quy mô lớn và đòi hỏi vốn nhiều, doanh nghiệp vẫn đang phải chờ đợi sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay ưu đãi.

Theo Thời Nay


Tin mới

Bắt thêm một đối tượng trong đường dây làm thuốc giả
Bắt thêm một đối tượng trong đường dây làm thuốc giả

Ngày 24/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra của đơn vị này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nông Thị Hằng (SN 1987, ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội) về hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm.

Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng
Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng

Thiết kế của EV3 lấy cảm hứng từ đàn anh EV9, nhưng kích cỡ nhỏ gọn hơn nhiều.

Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc
Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - những giá trị bền vững và bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số
Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số

Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, khóa đào tạo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp" đã được Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (ISTBD), Hội đồng DN Tiên Phong Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị Kalina, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới doanh nhân và cán bộ văn phòng khu vực phía Nam.

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.