Đối với thị trường Trung Quốc: Bộ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ ùn tắc cửa khẩu, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 10/01/2022 của Văn phòng Chính phủ (văn bản số: 554/BNN-CBTTNS ngày 20/01/2022); Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Quảng Ninh chủ động đẩy nhanh việc xây dựng các hạng mục Dự án Trung tâm giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương tại thành phố Móng Cái (văn bản số 949/BNN-CBTTNS ngày 18/02/2022).

Tham mưu Bộ trưởng chủ trì Tọa đàm giữa Bộ trưởng và các chuyên gia về thị trường Trung Quốc diễn ra ngày 09/03/2022 (Báo cáo số 118/BC-CBTTNS-CS ngày 14/03/2022).

Làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Sunwah (Trung Quốc) về một số hoạt động của Tập đoàn tại các tỉnh biên giới để nghiên cứu xây dựng các phương án đầu tư có hiệu quả tại địa phương; đề xuất hoạt động thúc đẩy ngành trà Việt Nam, đặc biệt là trà cổ thụ; Thúc đẩy giao lưu công nghệ FoodTech và AgriTech; Nghiên cứu phát triển ngành dược liệu và thực phẩm khô; Tham dự cuộc họp nhóm công tác thuận lợi hóa thương mại Việt Nam-Trung Quốc (ngày 18/04/2022).

Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc nhằm triển khai đáp ứng các quy định về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu tại Lệnh 248, Lệnh 249 của Trung Quốc; hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan xuất khẩu nông lâm thủy sản vào thị trường Trung Quốc; Thực hiện chuỗi 8 Hội nghị, diễn đàn phổ biến các quy định SPS tại các vùng trọng điểm: Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An, An Giang.

Trình Lãnh đạo Bộ Chương trình truyền thông “Nông sản Việt Nam thích ứng với thị trường Quốc tế, đảm bảo An toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch động, thực vật khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu – Chương trình số 1: Thị trường Trung Quốc” nhằm hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu đáp ứng yêu cầu quy định theo Lệnh số 248 và Lệnh số 249 của Trung Quốc (Quyết định số 1767/QĐ-BNN-CBTTNS).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Đối với thị trường EU: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, báo cáo về xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản với thị trường Châu Âu và thực thi Hiệp định EVFTA; Tham gia cuộc họp của Nhóm V4 (Visegrad gồm Ba Lan, Hungray, Czech và Slovakia) trong khuôn khổ EU nhằm tăng cường thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam và các nước V4.

Đối với thị trường khác: Bộ đã tham mưu phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại các thị trường chủ chốt để phối hợp thúc đẩy xuất khẩu rau quả, nông sản bao gồm: ASEAN (Indonesia và Malaysia), EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, các nước Trung Đông (UAE và Ả rập Xe-út).

Đồng thời tham mưu, báo cáo phục vụ Bộ trưởng chủ trì tham dự cuộc họp bàn với Lãnh đạo Bộ Công Thương để đưa ra các nhận định, hướng dẫn triển khai các giải pháp trước tình hình chính trị căng thẳng giữa Nga-Ucraina tác động song phương tới xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam.

Tham gia phối hợp đón đoàn Tổ chức Pháp ngữ sang thăm chính thức Việt Nam và xúc tiến kinh tế, thương mại khối Pháp ngữ và Việt Nam; Tham gia họp với ASEAN về tiêu chuẩn ASEAN (MASHP); Tổng hợp báo cáo và đề xuất nhiệm vụ liên quan đến ngành nông nghiệp; Hội nghị Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam.

Minh Anh