Thảo luận định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025
Ngày 20.7.2020, trong vai trò nước Chủ tịch ASEAN, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã chủ trì Cuộc họp trực tuyến liên ngành của các Quan chức cao cấp ASEAN thảo luận về định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025.
Đây là một trong các ưu tiên chính của ASEAN năm 2020 theo sáng kiến của Việt Nam, nhằm định hướng tiến trình phát triển của ASEAN sau khi hoàn thành triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Thứ trưởng chia sẻ sáng kiến của Việt Nam về định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 là sự tiếp nối các nỗ lực của Thái Lan trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2019 phối hợp với Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tiến hành nghiên cứu về Tầm nhìn ASEAN 2040.
Các nước ASEAN đánh giá cao đề xuất của Chủ tịch Việt Nam về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kịp thời khởi động các nỗ lực định hướng phát triển cho ASEAN trong tương lai.
Các nước đề nghị Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 cần mang tính bao trùm, gắn kết chặt chẽ các nội dung hợp tác trên cả 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng chủ trì cuộc họp ngày 20.7.2020. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Các khía cạnh hợp tác về chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số, phát triển bao trùm, khả năng nhanh nhạy, ứng phó hữu hiệu với các thách thức đang nổi lên, cách tiếp cận hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, đưa Cộng đồng ASEAN đến gần hơn với người dân, nâng cao vai trò trung tâm và vị thế quốc tế của ASEAN… được các nước ASEAN nhấn mạnh trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025.
Các nước ASEAN cũng đề nghị chú trọng các biện pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy của ASEAN, phối hợp liên ngành-liên trụ cột, tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần trong xây dựng Cộng đồng bao gồm kênh Nghị viện (Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN-AIPA), kênh học giả và nghiên cứu, kênh doanh nghiệp (Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN-ABAC), các tổ chức xã hội…
Đại diện các cơ quan hợp tác chuyên ngành trên 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN hoan nghênh sáng kiến tổ chức họp liên ngành do nước Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đưa ra và tham gia đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, đa dạng cho tiến trình định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025.
Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 cần xác định rõ tính chất và bản chất của ASEAN là cơ sở quyết định các mục tiêu, nguyên tắc và thể thức hoạt động của ASEAN trong tương lai.
Thứ trưởng cho rằng với các đặc thù phát triển của mình, ASEAN cần theo đuổi cách tiếp cận tiệm tiến, từng bước đẩy mạnh liên kết kinh tế làm cơ sở để xác định các hình thức liên kết tiếp theo của Cộng đồng ASEAN.
Thứ trưởng khẳng định, trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục biến động nhanh chóng, phức tạp, ASEAN cần tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm, là động lực thúc đẩy các tiến trình đối thoại, xây dựng lòng tin vì hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực, ứng phó chủ động, hiệu quả hơn với các thách thức đặt ra cũng như đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực đảm bảo hòa bình và phát triển của cộng đồng quốc tế.
ASEAN cũng cần đảm bảo cách tiếp cận bao trùm, đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững ở các vùng, miền, giữa các quốc gia, các thành phần khác nhau trong xã hội, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ trưởng đề nghị ASEAN cần quan tâm đầy đủ đến việc gắn kết chặt chẽ phát triển ở các tiểu vùng với tiến trình phát triển chung của Cộng đồng ASEAN, xây dựng một Cộng đồng ASEAN thực sự hướng đến người dân, đặt người dân vào trung tâm của quá trình phát triển.
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị tham vấn với sự tham dự của đại diện rộng rãi các ngành, các thành phần trong xã hội của các nước thành viên ASEAN về định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 để tổng hợp các ý kiến đóng góp, trình lên các nhà Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 (tháng 11.2020).
Trúc Mai
Tin mới
Đề xuất tăng xe đạp công cộng ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh dự kiến bố trí thêm 07 khu vực đặt xe đạp công cộng tại công trường Quách Thị Trang và đường Lê Lợi, quận 1. TP. Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa
Hội nghị được tổ chức nhằm công bố các quy hoạch của tỉnh Khánh Hoà được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kết hợp giới thiệu quảng bá những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Khánh Hòa, định hướng phát triển của tỉnh, nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tỉnh Khánh Hoà.
Tiếp tục thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh tiếp tục kéo dài hoạt động kể từ ngày 01/04/2023 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình hoạt động chính thức.
Những gam màu sáng của kinh tế Hà Nội trong quý I/2023
GRDP quý I/2023 của Hà Nội tăng 5,80% với nhiều điểm sáng, trầm xen kẽ. Điểm nhấn tăng trưởng quý I của Hà Nội là khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng khá với mức tăng 7,4%, đóng góp 5,64%.
TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
Lực lượng chức năng TP. Hồ Chí Minh vừa tiến hành tiêu hủy hàng hóa đối với 5.505 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, tổng trị giá hơn 179 triệu đồng của 22 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Giá xăng dầu dự báo sẽ tăng nhẹ vào ngày mai (03/04)
Nhiều chuyên gia nhận định trong kỳ điều chỉnh vào ngày mai (03/04), giá xăng dầu sẽ có thể tăng nhưng không nhiều.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông có gì đáng chú ý trước thềm đại hội cổ đông năm 2023?
Hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam ra sao?
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam