Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thấy gì từ việc xây dựng thương hiệu Khu nông nghiệp công ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh tại huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh)?

Mục tiêu của dự án là xây dựng thương hiệu mạnh Khu nông nghiệp công nghệ ứng dụng công nghệ cao với lòng cốt là các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển công nghệ cao trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm như con giống, công nghệ thương phẩm, công nghệ phụ trợ; đào tạo nhân lực cho ngành thủy sản...

Dự án hàng trăm tỷ

Năm 2019, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định số 3851/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về Thủy sản tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) rộng 169,5 ha này có chức năng chính là nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu về khoa học công nghệ và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản (trọng tâm là phát triển tôm), phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ ngành công nghiệp tôm cho khu vực miền Bắc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.… Sản phẩm chủ lực là con giống thủy sản, công nghệ nuôi trồng thủy sản, công nghệ phụ trợ, đào tạo – tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản.

Mục tiêu của Đề án nhằm hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nòng cốt là các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển công nghệ cao trong ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp, hoặc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm như con giống, công nghệ nuôi thương phẩm, công nghệ phụ trợ.

Tất cả là để phục vụ việc phát triển đối tượng tôm nước lợ và các đối tượng thủy sản đặc thù khác có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, nhằm nhân rộng ra các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao trong, ngoài tỉnh. Qua đó, sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thi công tuyến đê ghi nhận vào tháng 5/2020.
Thi công tuyến đê ghi nhận vào tháng 5/2020.

Tổng mức đầu tư của toàn dự án là 829 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 159 tỷ đồng, Công ty CP Thủy sản Việt Úc sẽ là nhà đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng toàn bộ Khu với kinh phí 670 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng đồng thời là nhà đầu tư chiến lược, hạt nhân trong Khu và được quản lý diện tích 102,6 ha, chiếm 60,5% tổng diện tích toàn Khu.

Phần diện tích còn lại sẽ dành cho các nhà đầu tư thứ cấp khác. Các nhà đầu tư thứ cấp sau khi được thuê đất sẽ sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải, rác thải và trả phí theo quy định của Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao. Trong trường hợp chưa có nhà đầu tư thứ cấp thuê, thì phần diện tích đó sẽ do Công ty CP Thủy sản Việt Úc khai thác và sử dụng để phát huy hiệu quả sử dụng đất.

Dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đến năm 2020, giai đoạn 2 từ năm 2021 – 2023 và giai đoạn 3 từ năm 2024 – 2025.

Có hay không việc phá rừng ngập mặn làm khu nông nghiệp công nghệ cao ở Đầm Hà?

Phản ánh tới Thương hiệu và Công luận vào đầu tháng 3/2024, ông ĐTH một người dân ở xã Đại Bình, huyện Đầm Hà (xin được giấu tên) cho biết, kể từ khi UBND huyện Đầm Hà thực hiện dự án “Đầu tư cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp công ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh tại huyện Đầm Hà”, nhiều hécta rừng ngập mặn ở đây đã bị đốn hạ, hàng chục ha rừng còn lại có nguy cơ bị xóa xổ.

Công nhân đang chặt phá nhiều héc ta rừng ngập mặn để dọn chỗ đắp đê.
Công nhân đang chặt phá nhiều héc ta rừng ngập mặn để dọn chỗ đắp đê.

Đưa chúng tôi đi quan sát một vòng tuyến đê bao bọc rừng ngập mặn ở xã Tân Lập, huyện Đầm Hà ông H cho biết, để xây dựng được tuyến đê này người ta đã phải chặt phá không thương tiếc nhiều hecta rừng ngập mặn.

“Những cây sú, vẹt, bần cao quá đầu người bị chặt hạ để dọn chỗ đổ đất đắp đê. Khi nạo vét bùn họ cũng chẳng quây lưới để chắn bùn tràn, lại còn đổ tràn lan ra bên ngoài chân đê. Đến giờ vẫn chẳng vận chuyển đi. Giờ đây làm xong đê rồi thì người ta lại bỏ hoang mấy năm nay. Chúng tôi là người dân ở đây mưu sinh dựa và rừng ngập mặn mà giờ nhìn thấy như thế này không khỏi xót sa”, ông H cho biết.

Để chứng minh, ông ĐTH đã cung cấp cho chúng tôi nhiều hình ảnh, clip được thực hiện vào thời điểm tháng 5/2020 ghi lại cảnh các công nhân của đơn vị thi công tuyến đê đang chặt phá các cây sú, vẹt, bần… để dọn chỗ đổ đất. Trong clip, hàng chục công nhân đội nón đi ủng cao mặc bảo hộ kín dùng cưa máy để đốn hạ cả một vạt rừng ngập mặn. Những cây ngập mặn cao quá đầu người bị đốn hạ được xếp phía sau để dọn đi nhường chỗ cho tuyến đê mới.

Rất nhiều đá kích thước lớn nằm ngổn ngang bên chân đê phía trong đầm
Rất nhiều đá kích thước lớn nằm ngổn ngang bên chân đê phía trong đầm.

Ghi nhận thực tế tại tuyến đê bao quanh khu vực rừng ngập mặn ở xã Tân Lập, huyện Đầm Hà vào tháng 3/2024, chúng tôi thấy mặt đê đã bỏ hoang khá lâu, cỏ mọc um tùm. Nhiều đất bùn nạo vét được đắp thành đống dọc theo chân đê mà không được dọn đi, không có dấu hiệu các cây rừng ngập mặn mọc ở khu vực đó. Điều lạ là có rất nhiều các cục đá to nằm ngổn ngang dọc chân đê phía trong đầm. Khu vực rừng ngập mặn phía trong vẫn xanh tốt um tùm nhưng cũng để không mà chưa thấy có hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản ở đây.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trong quá trình thi công xây dựng, đơn vị thi công phải có biện pháp bảo toàn môi trường sống, không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của diện tích rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn xung quanh khu vực dự án. UBND huyện Đầm Hà có trách nhiệm giám sát thực hiện đảm bảo nội dung trên.

UBND huyện Đầm Hà có trách nhiệm chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định tại điều 21 luật Lâm nghiệp năm 2017.

Phía ngoài đê nhiều đống đất bùn thải chạy dọc tuyến đê mà không được dọn đi sau khi đã thi công xong làm chết rừng ngập mặn.
Phía ngoài đê nhiều đống đất bùn thải chạy dọc tuyến đê mà không được dọn đi sau khi đã thi công xong làm chết rừng ngập mặn.

Tại Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ ngày 19/3 vừa qua, lãnh đạo UBND H.Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết, từ năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt quyết định đầu tư dự án cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại xã Tân Lập (huyện Đầm Hà), với tổng mức đầu tư hơn 125 tỉ đồng. Dự án được giao cho UBND huyện Đầm Hà làm chủ đầu tư. Công trình gồm các hạng mục chính: tuyến đê dài gần 3,6 km và 3 cống thoát nước.

Từ trước khi triển khai, trong ranh giới dự án có tới 127,7 ha rừng ngập mặn; 33,8 ha rừng trồng. Còn lại, chỉ có 4,3 ha đất không có rừng và hơn 13 ha mặt nước. Tuy nhiên đây chỉ là số liệu thống kê trên bản đồ chuyên ngành lâm nghiệp nên chỉ mang tính chất tham chiếu.

Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu UBND H.Đầm Hà trước khi thực hiện dự án chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với kiểm lâm rà soát ranh giới thực hiện dự án để đánh giá rõ diện tích, nguồn gốc hình thành rừng, hiện trạng, trữ lượng, loài cây, năm trồng, chủ quản lý và giữ nguyên trạng đối với diện tích đất thực tế có rừng để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.

Hoạt động nạo vét lớp đất bùn với khối lượng bùn nạo vét khoảng hơn 31,6 nghìn m3 phải được vận chuyển về bãi đổ thải ở xã Tân Bình (cách 13km). Khi nạo vét bùn phải quây lưới bằng màng vải địa kỹ thuật thi công đến đâu quây lưới đến đó.

Nhiều héc ta rừng ngập mặn bị xâm hại, đe dọa nguy cơ xóa sổ nhưng khi hoàn thành dự án lại bỏ không. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin trong những bài viết sau.

Khánh Quyên

Bài liên quan

Tin mới

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Quê hương, con người Hải An được giới thiệu qua con đường bích họa đẹp mĩ mãn (bài 3)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Quê hương, con người Hải An được giới thiệu qua con đường bích họa đẹp mĩ mãn (bài 3)

Thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định lựa chọn tiêu chí văn hóa là lĩnh vực nổi trội. Điển nhấn là con đường bích họa dài gần 2 km mang nhiều chủ đề khác nhau.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Xã chuyển đổi số có hệ thống phát wifi miễn phí, camera an ninh hoạt động suốt ngày đêm (bài 2)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Xã chuyển đổi số có hệ thống phát wifi miễn phí, camera an ninh hoạt động suốt ngày đêm (bài 2)

Năm 2012, xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định về đích nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là xã đầu tiên của tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Phong chuyển mình trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh (bài 1)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Giao Phong chuyển mình trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh (bài 1)

Nông thôn mới đem đến luồng gió mới, thay đổi toàn diện bộ mặt xã Giao Phong - xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Nam Định. Nơi đây đã thực sự trở thành miền quê đáng sống, là địa chỉ đáng tin cậy để các địa phương trong và ngoài tỉnh về tham quan, học hỏi kinh nghiệm…

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Chương trình hành động của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng chính sách xã hội
Chương trình hành động của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Công bố chất lượng dịch vụ 10 doanh nghiệp bưu chính
Công bố chất lượng dịch vụ 10 doanh nghiệp bưu chính

Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố đánh giá chất lượng dịch vụ bưu chính năm 2023 của 10 doanh nghiệp.