Ông Toloraya nhấn mạnh: “Thành thật mà nói, các thành viên mới gia nhập BRICS đã tạo động lực cho hiệp hội. Sau thập kỷ đầu tiên tồn tại, nhóm bắt đầu lấy đà và đạt đến mức được gọi là ổn định.
Tình hình địa chính trị mới, sự khởi đầu xung đột mở giữa phương Tây và một phần thế giới ngoài phương Tây làm dấy lên sự quan tâm đến BRICS, đến mức nhiều quốc gia muốn tham gia".
Theo ông Toloraya, hiện có 30 quốc gia xếp hàng đợi tham gia nhóm.
Ông này lập luận: “Hiện là tổ chức phát ngôn cho lợi ích của đa số toàn cầu, BRICS giờ đây phải bắt đầu chuyển đổi thành nền tảng để tạo ra một hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu mới”.
Theo đó, bất chấp thực tế là BRICS được thành lập như một đối trọng với phương Tây, tổ chức này không thể được coi là liên minh chống phương Tây.
"Về nguyên tắc BRICS không loại trừ việc kết nạp các nước phương Tây, nhưng phải tuân thủ các điều kiện riêng của hiệp hội, với tư cách là thành viên, chứ không phải là lực lượng thống trị”, ông khẳng định.
BRICS được thành lập vào năm 2009 với 5 nước: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Vào tháng 1/2024, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) gia nhập nhóm.
Theo Sputnik