Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc đua ngày càng nóng bỏng

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam – ví như “miếng bánh” hấp dẫn và thuộc top thị trường tiêu dùng tại châu Á, với tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ bình quân vào khoảng 10%/năm, giá trị thị trường ước lên đến 160 tỷ USD vào 2020. Với sự bùng nổ công nghệ, tiêu dùng bán lẻ chứng kiến cuộc đua giữa các DN trong việc đầu tư phát triển kênh bán hàng online, sàn thương mại điện tử...

Doanh nghiệp ngoại chen chân

Thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa chính thức vào năm 2014, chào đón những thương hiệu lớn như Aeon, Central Group, Tập đoàn TCC (Thái Lan) hay Auchan… Thực tế thời gian qua, hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập được thực hiện bởi các đại gia bán lẻ ngoại, khiến cho ngành bán lẻ trong nước nhiều phen dậy sóng.

Tại Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam, ông Trần Trọng Tuyến – Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhận định:

“Thế giới đang dần chuyển sang công nghệ kinh doanh nhờ trí tuệ nhân tạo (AI) và sử dụng mạng lưới phân tích dữ liệu trên máy tính (Big Data) để có hướng đi mới cho DN và tăng doanh thu.

Xu hướng, sử dụng phương thức mua hàng thông minh. Cửa hàng Amazon Go, không có người bán hàng mà được vận hành hoàn toàn bằng camera, chip cảm biến, trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Đã có một số thương hiệu lớn trên thế giới áp dụng hình thức này: Sam’s Club, Walmart… Nhiều DN lớn trên thế giới cũng bắt đầu áp dụng phương pháp thanh toán trên, đối với DN ngoại tại Việt Nam, điều đó cũng không còn xa lạ”.

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc đua ngày càng nóng bỏng - Hình 1

Thị trường bán lẻ Việt Nam - "miếng bánh" hấp dẫn các nhà đầu tư

Tại diễn đàn, bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết: “Thị trường Việt Nam, có nhiều DN nước ngoài nhanh chóng ghi dấu ấn như Lotte (Hàn Quốc) với phân khúc siêu thị hệ thống Lotte Mart; Tập đoàn Central Group (Thái Lan) mua lại hệ thống siêu thị BigC; Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Central Group còn mở trung tâm mua sắm Robins, cửa hàng chuyên đồ thể thao Supersports tại Việt Nam. Aeon (Nhật Bản), đầu tư 3 trung tâm mua sắm phức hợp Aeon Mall và phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi thông qua việc mua lại thương hiệu Citimart”…

“Có thể nói, tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài, đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. Thời gian qua, các DN lớn của nước ngoài đã liên tục gia tăng thị phần và dự báo nhiều khả năng sẽ còn tăng với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới”, bà Nga nhấn mạnh.

Đại diện Lotte cho biết:

“Có mặt tại Việt Nam từ năm 2008, với hơn 10 năm hoạt động, tính tới nay, Lotte Mart có 14 trung tâm thương mại và siêu thị, phát triển tại 9 tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc với mô hình trung tâm lớn; 2 cơ sở với mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại TP. HCM.

Lotte Mart đã phát triển và đưa vào sử dụng thành công ứng dụng mua sắm trực tuyến của Lotte Mart tại khu vực thuộc 14 trung tâm Lotte Mart với tên gọi SPEED L. SPEED L là ứng dụng mua sắm trực tuyến thông qua di động, khách hàng chỉ cần tải app, tạo tài khoản là có thể mua sắm các sản phẩm được bán trên ứng dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng tại bất cứ đâu. Đặc biệt, SPEED L cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, cũng như đơn giản hóa cuộc sống một cách hiệu quả, sử dụng các sản phẩm tiêu dùng yêu thích mà không phải lo ngại về chất lượng hàng hóa”.

Với sức hấp dẫn vốn có, thêm vào đó là sự thay đổi lớn về chính sách hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài, rõ ràng xu hướng “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam của các “ông lớn” bán lẻ trên khắp các quốc gia là hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên, giới chuyên gia ngành bán lẻ Việt Nam vẫn cho rằng, các DN bán lẻ Việt có nhiều lợi thế, cơ hội để bứt phá trong thời gian tới. Bởi lẽ DN nội nắm rõ thị hiếu và tâm lý tiêu dùng của người Việt.

Doanh nghiệp nội tăng tốc

Số liệu thống kê của Bộ Công thương, riêng nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thị phần của các nhà bán lẻ nội (tính đến quý III/2018) chiếm đến 73%, trong khi chuỗi bán hàng ngoại chỉ 27%.

Nhiều năm qua, thương mại bán lẻ trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa cho người dân và góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2018, đóng góp bình quân của thương mại trong nước tại GDP đều đạt mức trên 10%/năm, tạo việc làm cho khoảng 12 - 13% tổng lao động xã hội.

Bà Lê Việt Nga nhận định:

“Phần lớn người tiêu dùng Việt vẫn ưa cách mua sắm nhanh, tiện lợi, do đó, việc lựa chọn điểm đông dân cư, phát triển thị trường ngách là một cách lựa chọn khôn khéo đối với các DN bán lẻ nội. Tại Việt Nam, một số DN như Sài Gòn Co.op, Vingroup… có hàng nghìn cửa hàng tiện ích (CHTI) đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Sài Gòn Co.op là DN bán lẻ tiên phong tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1989 theo mô hình liên hiệp hợp tác xã. Hiện DN này có mặt trên 7 phân khúc bán lẻ (trừ siêu thị điện máy). Điểm đặc biệt là trên mảng đại siêu thị/trung tâm phân phối, Sài Gòn Co.op là DN Việt duy nhất cạnh tranh với Tập đoàn Central Group với hệ thống Co.opXtra và Co.opXtra Plus, cũng như hợp tác với đài truyền hình mở kênh bán hàng HTV Co.op. Ngoài ra, DN này còn có khoảng 300 cửa hàng tiện lợi (Co.op Food và Co.op Smile), 2 trung tâm thương mại (Sence City, SC VivoCity), 101 siêu thị và đại siêu thị Co.op Mart và kênh bán hàng trực tuyến coophomeshopping.vn. Doanh thu năm 2018 của Sài Gòn Co.op, đạt gần 32.000 tỷ đồng.

VinGroup là tập đoàn thương mại lớn, những năm gần đây, VinGroup cũng đẩy mạnh sang mảng bán lẻ bằng việc mua bán. Ngoài phân khúc đại siêu thị và bán lẻ qua truyền hình, VinGroup có mặt ở các kênh bán lẻ khác từ trung tâm mua sắm phức hợp (Vincom Mega Mall), 1.700 cửa hàng tiện lợi Vinmart+, 11 trung tâm mua sắm Vincom Center, khoảng 100 siêu thị Vinmart, hệ thống siêu thị điện máy VinPro/VinPro+ và kênh trực tuyến adayroi.vn”.

Hệ thống siêu thị VinMart vừa triển khai với phương thức mua hàng mới, đây là tính năng mua sắm hiện đại VinMart Scan & Go, tích hợp trực tiếp trên ứng dụng VinID, vận hành lần đầu tại 13 siêu thị VinMart khu vực Hà Nội và TP. HCM.

Tính năng này, giúp khách hàng có thể thanh toán nhanh, tiết kiệm thời gian mua sắm, tra cứu toàn bộ thông tin sản phẩm từ giá cả cho tới các chương trình khuyến mãi... ngay trên smartphone.

Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó tổng giám đốc thường trực Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết:

“Hapro xây dựng định hướng phát triển mảng kinh doanh bán lẻ dựa trên việc tận dụng tối đa thế mạnh của mình tại thị trường Hà Nội, phát triển từng bước, theo từng giai đoạn. Thời gian qua, Hapro đã xây dựng và phát triển hệ thống chuỗi siêu thị CHTI Hapromart, Haprofood trên địa bàn Hà Nội, với các CHTI bám theo khu dân cư. Hapro hợp tác với một số đối tác khác phát triển hệ thống siêu thị Unimart (đã đổi tên thành chuỗi siêu thị Seikamart), song song với việc phát triển chuỗi CHTI Hapromart, Haprofood…

Hapro luôn tìm hướng đi riêng cho chuỗi CHTI bằng việc quan tâm chú trọng xây dựng bộ sản phẩm nông sản thực phẩm, đặc sản vùng miền của Việt Nam, phối hợp với một số tỉnh, thành phố tổ chức các tuần lễ giới thiệu các loại hoa quả đặc sản vùng, miền tới người tiêu dùng Hà Nội như Tuần lễ cam Cao Phong – Hòa Bình tại Hà Nội, Tuần lễ giới thiệu hoa quả đặc sản của Sơn La tại Hà Nội, Tuần lễ giới thiệu vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội… Chú trọng đưa bộ sản phẩm như miến dong Bắc Kạn, bưởi Diễn, gà đồi Yên Thế… vào tiêu thụ tại hệ thống”.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định:

“Lĩnh vực bán lẻ của DN Việt đang trong giai đoạn khó khăn, do sự cạnh tranh với DN ngoại có các kênh bán lẻ khác nhau từ online và ofline. DN cạnh tranh với nạn buôn lậu, gian lận thương mại từ biên giới, từ hải đảo vào đất liền; cạnh tranh hàng hóa nhập ngoại với hàng hóa sản xuất trong nước.

Ngoài sự hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, DN Việt cần có sự liên kết xúc tiến thương mại giữa các DN nội, có văn hóa xây dựng thương hiệu, tạo ra nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguồn chi phí. Tất cả những điều đó - giúp DN Việt Nam từng bước phát triển”.

Trang Nguyễn - Đinh Hiền

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 440/UBND-VP5 gửi: Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.