Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn

(TH

(TH&CL) Với dân số trên 90 triệu dân, thu nhập bình quân đang tăng lên, Việt Nam được coi là thị trường bán lẻ có mức tăng trưởng rất hấp dẫn (đến 23%/năm). Ở thời điểm này, dù mức tăng trưởng thực tế không cao, nhưng hàng loạt nhà đầu tư ngoại đã và đang tiếp tục hành trình thâm nhập và chinh phục thị trường Việt Nam.

Ảnh minh họa

“Cá mập” thâm nhập thị trường

Theo quy hoạch của Bộ Công thương, từ nay tới năm 2020, cả nước có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, tăng gần 650 điểm so với năm 2011. Số trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm cũng tăng lần lượt lên 180 và 157 điểm.

Một số tên tuổi lớn trên thế giới sẽ sớm có mặt tại thị trường bán lẻ Việt Nam, gồm: Lotte Mart (đã quyết định tăng đầu tư vào Việt Nam đến 50 triệu USD), Takeshimaya (đã thuê mặt bằng rộng 15.000 m² tại trung tâm quận 1 TP. HCM), Aeon (đầu tư Trung tâm mua sắm Aeon Tân Phú, TP. HCM trị giá 109 triệu USD), Auchan - tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Pháp công bố sẽ đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam, Wal-Mart và Carrefour cũng đang ngấp nghé đầu tư.

Việc các đại gia người nước ngoài tỏ ra quan tâm quá mức tới thị trường bán lẻ của Việt Nam cho thấy đây quả là sân chơi màu mỡ, có nhiều sức hút. Trong báo cáo thường niên năm 2013, Metro cũng đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Trước đó, Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakd đã hợp tác với Family Mart Việt Nam, sau khi đối tác Nhật Bản rút hoàn toàn khỏi liên doanh này. Hiện chuỗi bán lẻ Family Mart Việt Nam đổi tên thành B’mart - thương hiệu lâu đời của BJC. Mới đây, thương hiệu bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart cũng mong muốn mở chuỗi siêu thị tại Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2013, các tập đoàn lớn như Metro, BigC, Lottemart...  đã có mặt tại Việt Nam và mở rộng quy mô bằng việc phát triển hàng loạt chuỗi siêu thị tại các tỉnh, thành phố. Trong đó, phải kể đến Big C của Tập đoàn Casino (Pháp) có 18 điểm, Metro Cash&Carry (Đức) có 19 điểm, Lotte (Hàn Quốc) 4 điểm...

Các tập đoàn khác như Walmart, Tesco… cũng manh nha thâm nhập thị trường Việt Nam. Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng này - đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa.

TS. Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư U&I chia sẻ: “Chuyện các tập đoàn bán lẻ “cá mập” thâm nhập thị trường Việt Nam là một xu thế đang diễn ra và khó có thể ngăn cản. Là thành viên WTO, chúng ta cùng trong một “sân chơi” lớn, khi thị trường Việt Nam hấp dẫn thì nhiều nhà đầu tư kéo đến làm ăn. Thậm chí, sáp nhập và thâu tóm (M&A) là cách tạo tăng trưởng mà các công ty lớn vẫn thường làm ở mọi thị trường. Ngay các công ty lớn trong nước, cũng làm như vậy. Trường hợp Masan là một ví dụ. Nếu một thương hiệu thật sự tốt thì sẽ khó mất đi, chỉ có chủ của thương hiệu có thể thay đổi”.

Thách thức cho doanh nghiệp nội địa

Năm 2013, thị trường bán lẻ đã chứng kiến nhiều đổi thay. Bước sang năm 2014, vẫn còn những thách thức, nhất là sức mua của thị trường chưa có dấu hiệu khả quan, đồng thời thị trường bán lẻ xuất hiện thêm nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài, khiến cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Năm 2014, một số nhà đầu tư mới trong nước và nước ngoài gia nhập thị trường - sẽ làm tăng nguồn cung cho hệ thống bán lẻ để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Có thể kể đến những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu của Việt Nam như Saigon Coop đã mở gần 70 hệ thống Coop Mart và gần 70 Coop Food tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước… Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư, mở rộng hệ thống và nâng cao chất lượng phục vụ trong lĩnh vực bán lẻ tổng hợp như Satra, Hapro, Phú Thái, Fivimart…

Tuy nhiên, thách thức mới cũng đặt ra trong năm 2014 là kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ chiếm 15% trong tổng hệ thống bán lẻ cả nước, trong khi các nước khu vực, tỷ lệ này xấp xỉ 50%. Trong tương lai gần, phân khúc này tăng lên khi thu nhập của giới trung lưu đang tăng dần. Và các doanh nghiệp nước ngoài đã nhắm đến phân khúc thị trường này. Theo số liệu của Công ty Khảo sát, đánh giá thị trường Niesel, tại TP. HCM, có tới 60% các tập đoàn nước ngoài đầu tư, có sự khác biệt so với các cửa hàng tiện lợi trong nước: hầu hết mở cửa 24 giờ mỗi ngày và xuyên suốt cả tuần. Cửa hàng tiện lợi có cả không gian ăn uống và nghỉ trưa, có nghiên cứu sâu về tập quán tiêu dùng nội địa, dịch vụ tốt, đã “hút” người tiêu dùng. Doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn, thương hiệu, mạng lưới, kỹ năng bán hàng, tuyên truyền quảng cáo, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, phương tiện cân đo đong đếm, vệ sinh an toàn thực phẩm… nên sẽ là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nội địa khi cạnh tranh.

Là thành viên WTO (từ 2007) và vào tháng 1/2015, Việt Nam sẽ cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài đầu tư 100% số vốn để mở chi nhánh, cơ sở tại đây. Ngoài ra, khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thuế suất nhập khẩu sẽ giảm xuống 0%, rất có lợi cho người tiêu dùng và họ cũng có thể tiếp cận hàng hóa chất lượng cao từ Mỹ và Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, rất nhiều thách thức và khó khăn đặt ra cho các doanh nghiệp nội địa.

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Việt Nam, khi TPP bắt đầu có hiệu lực, các doanh nghiệp nội sẽ phải cải thiện chất lượng sản phẩm của họ và hạ giá xuống để cạnh tranh tốt hơn, nếu không muốn để mất thị trường trong nước vào các nhà bán lẻ nước ngoài.

Cần một chiến lược lâu dài

Trước sự ngập tràn của nhà đầu tư ngoại thì dường như, thị trường trong nước đang vắng bóng tên tuổi ấn tượng của các nhà nội địa? Do vậy, giới chuyên môn cảnh báo, để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phân phối nội địa cần một chiến lược phát triển lâu dài và toàn diện. Theo ông Vũ Vinh Phú thì: “Các doanh nghiệp nên chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng, xây dựng mối liên kết vững chắc giữa nhà sản xuất và đơn vị phân phối để tìm tiếng nói chung, cũng như chủ động trong việc cung ứng nguồn hàng”.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Chủ tịch HĐQT Công ty Đông Hưng, chủ đầu tư Hệ thống Siêu thị Citimart cho hay: Nhiều năm qua, dù các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, song doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn hoạt động và phát triển tốt. Họ vừa đẩy nhanh quy mô siêu thị, vừa liên kết với nước ngoài để mở trung tâm thương mại. Sự xuất hiện của doanh nghiệp nước ngoài, chính là cơ hội để mình phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Đừng bao giờ nghĩ cứ cái gì của nước ngoài cũng hay, cũng giỏi, cũng thành công. Họ cũng như mình, cũng phải làm quen với mọi thứ và cũng phải chấp nhận những thách thức trong kinh doanh.

“Người Việt Nam nên ủng hộ mua hàng ở những siêu thị của Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải liên kết để có tiếng nói chung chứ không nên “mạnh ai nấy làm”, cùng xây dựng chiến lược chung về kế hoạch bán hàng. Phải có kế hoạch phát triển lâu dài, bền vững mới có thể đương đầu với các đối thủ nước ngoài”, bà Ánh Hoa khẳng định.

Nhiều chuyên gia bán lẻ cũng cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần bắt tay liên kết nhằm xây dựng hệ thống bán lẻ hùng mạnh, có chính sách giá hướng đến người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Ông Vũ Vinh Phú: Để doanh nghiệp nội địa khai thác hiệu quả thị trường bán lẻ, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nội lực của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một chiến lược với những giải pháp  phù hợp, căn cứ vào mục tiêu, tôn chỉ riêng.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3
Lên phương án lắp đặt bổ sung camera phạt nguội Vành đai 3

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, lên phương án lắp đặt bổ sung camera để xử phạt nguội các hành vi vi phạm trên tuyến đường Vành đai 3.

Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng
Phú Yên: Bán hàng không rõ nguồn gốc, một hộ kinh doanh bị phạt 8,5 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên, đơn vị vừa phát hiện một vụ kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp. Hộ kinh doanh nói trên đã bị xử phạt 8.500.000 đồng và bị tịch thu toàn bộ số hàng hóa.

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.