Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường chứng khoán 2022: Tiếp đà đi lên sau một năm thăng hoa

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán nhìn chung vẫn sẽ là một kênh đầu tư hấp dẫn, nhất là với các nhà đầu tư cá nhân và dòng vốn từ các nhà đầu tư nội vẫn có sự tăng trưởng nhất định trong năm 2022.

Đà tăng tích cực năm 2021

Theo số liệu Báo cáo phân tích Triển vọng 2022 của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), VN Index đã duy trì đà tăng tích cực trong năm 2021 và chính thức vượt mốc 1.500 điểm vào ngày 25/11/2021, mặc dù trải qua hai làn sóng dịch Covid-19 nghiêm trọng tại thời điềm cuối tháng 01/2021 và tháng 05/2021. Nhìn chung, dòng tiền vẫn liên tục đổ vào thị trường, cho thấy nhà đầu tư vẫn có niềm tin nhất định vào triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam với kỳ vọng dịch bệnh sẽ được khống chế và kinh tế dần hồi phục sau đó.

Hệ thống giao dịch mới của HSX chính thức được đưa vào vận hành kể từ đầu tháng 7/2021 đã giúp giải tỏa nút thắt về thanh khoản trong giai đoạn trước đó và khiến cho thanh khoản trung bình mỗi phiên trên HSX gia tăng đều đặn cả về giá trị và khối lượng giao dịch. Tính tới ngày 25/11/2021, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 972,04 triệu cổ phiếu/phiên, tăng trưởng hơn 126% so với bình quân năm 2020. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên cũng tăng gấp hơn 3,5 lần so với năm 2020 và đạt 25.745,91 tỷ VND.

Theo xu hướng tăng của chỉ số VN Index, hầu hết các cổ phiếu đều ghi nhận mức tăng giá so với thời điểm đầu năm nay. Đóng góp nhiều nhất vào mức tăng chung của chỉ số là các cổ phiếu HPG, VPB, NVL, MSN, TCB. Ngược lại, VNM, SAB, BID, HNG ghi nhận xu hướng đi xuống và đóng góp nhiều nhất ở chiều giảm điểm của VN Index, dù mức giảm cũng không lớn.

Trong năm 2021, khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng chủ đạo, với tổng giá bán ròng trên cả 3 sàn đạt 54.928 tỷ đồng trên cả 3 sàn, tăng gấp 3,6 lần so với tổng khối lượng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2020. Trung bình mỗi tuần, khối ngoại bán ròng 1.144 tỷ đồng. Khối ngoại chỉ mua ròng trong tháng 4 và tháng 7, tương ứng với thời điểm VN Index vượt các mốc 1.200 và 1.400 điểm. Cổ phiếu HPG bị khối ngoại bán mạnh nhất với hơn 17 triệu cổ phiếu, xếp sau đó lần lượt là các mã VPB, VNM, VIC và CTG. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu STB được mua ròng mạnh nhất với hơn 4 triệu cổ phiếu, theo sau đó là VHM, MWG và PLX. Ngoài ra, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND cũng được mua hơn 3,5 triệu chứng chỉ quỹ.

Kết thúc tháng 11, chỉ số VN30 đóng cửa ở mức 1.537,59 điểm, tăng 43% kể từ đầu năm 2021. Chỉ số VN30 tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 2 cho tới tháng 7 với mức tăng 53%, sau đó tích lũy trong vùng 1.450 – 1.500 điểm. Nhịp tăng tiếp theo bắt đầu từ tháng 8 cho tới hiện tại, thanh khoản suy yếu hơn khi dòng tiền có xu hướng chảy về nhóm cổ phiếu mid-cap nằm ngoài danh mục VN30. Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 10.200 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2020.

Ở một khía cạnh khác, xét đến hết tháng 11 năm 2021 thì khối ngoại bán ròng các cổ phiếu trong nhóm VN30 với giá trị lên đến 44.960 tỷ đồng. Trong đó, tuần từ 24 đến 28 tháng 5 ghi nhận giá trị bán ròng kỷ lục là 5.883 tỷ đồng. Tuy nhiên đáng chú ý là trong tháng 7 và tuần đầu tháng 8, khối ngoại mua ròng mạnh trái ngược với xu hướng chung trong suốt năm 2021, với tổng giá trị mua ròng đạt 7.616 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận sự tăng trưởng tốt trong năm 2021. Đối với thị trường giao dịch hợp đồng tương lai VN30, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên năm 2021 đạt 26.553 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 2020. Thanh khoản thị trường giao dịch hợp đồng tương lai tăng mạnh nhất trong giai đoạn từ tháng 6 tới đầu tháng 8, rơi vào nhịp điều chỉnh của chỉ số VN30 từ mức đỉnh lịch sử 1.560 điểm về dưới mức 1.400 điểm và tích lũy trong 2 tháng.

Thanh khoản thị trường chứng quyền tiếp tục nở rộ trong năm 2021. Cụ thể, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đã tăng lên mức 74,4 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với năm 2020. Ở thời điểm hiện tại, số lượng mã chứng quyền đang được giao dịch đạt 64 mã trên 16 cổ phiếu cơ sở.

Thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận sự tăng trưởng tốt trong năm 2021. (Ảnh minh họa)
Thị trường chứng khoán phái sinh ghi nhận sự tăng trưởng tốt trong năm 2021. (Ảnh minh họa).

Khởi động cỗ máy tăng trưởng

Dựa trên ước tính của Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VNDirect), lợi nhuận của các công ty niêm yết trên ba sàn (HOSE, HNX, UPCOM) tăng 15,8% so với cùng kỳ trong quý 3/2021, thấp hơn so với mức tăng của quý 1/2021 và quý 2/2021, lần lượt là 92,0% so với cùng kỳ và 72,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận của quý 3/2021 vẫn khiến các chuyên gia phân tích của VNDirect hết sức ấn tượng trong bối cảnh GDP quý 3/21 của Việt Nam suy giảm 6,2% do thắt chặt giãn cách xã hội. Tổng lợi nhuận thị tường 9 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh 53,4% so với cùng kỳ.

VNDirect kỳ vọng lợi nhuận của một số lĩnh vực, tiêu biểu như bán lẻ, thực phẩm & đồ uống và ngân hàng, sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 4/2021 trong khi tăng trưởng lợi nhuận của dầu khí và bất động sản vẫn duy trì khả quan. Do đó, các chuyên gia của VNDirect nâng dự phóng tăng trưởng EPS năm 2021 của các công ty niêm yết trên HOSE lên 39%, từ mức dự báo trước đó là 26% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, VNDirect kỳ vọng tăng trưởng EPS của các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao 23%. Một số ngành dự kiến có sự cải thiện mạnh mẽ về tăng trưởng lợi nhuận, bao gồm hàng hóa công nghiệp và dịch vụ, bán lẻ và bất động sản trong khi tăng trưởng lợi nhuận của dầu khí, tiện ích công cộng và công nghệ vẫn duy trì ở mức cao.

Đối với năm 2023, VNDirect dự báo tăng trưởng EPS của các công ty niêm yết trên HOSE là 19%, vẫn cao hơn mức tăng trưởng bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2017 - 2020.

VNDirect cho rằng thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng 10 - 15% so với cùng kỳ vào năm 2022, do được thúc đẩy bởi các chất xúc tác.

Đó là việc dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước có thể tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán trong bối cảnh lãi suất huy động vẫn đang ở vùng thấp lịch sử. Trong bối cảnh lãi suất huy động thấp, nhà đầu đầu tư cá nhân sẽ tiếp tục chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác có lợi suất cao hơn, tiêu biểu là đầu tư chứng khoán.

Bên cạnh đó, một số tên tuổi đáng chú ý như Công ty Cổ phần Bách Hóa Xanh, Bamboo Airways, Tôn Đông Á có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, góp phần mở rộng quy mô thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, các tính năng mới dự kiến sẽ được triển khai nếu hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) chính thức đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2022 như mua bán chứng khoán cùng phiên, bán chứng khoán chờ về. Hệ thống giao dịch mới cũng giúp giải quyết điểm nghẽn về tỷ lệ ký quỹ giao dịch bằng tiền mặt, từ đó có thể thúc đẩy dòng vốn nước ngoài trở lại Việt Nam.

Đáng chú ý, TTCK Việt Nam có cơ hội được thông báo nâng hạng lên Thị trường mới nổi thứ cấp FTSE trong đợt đánh giá phân loại thị trường hàng năm vào tháng 9 năm 2022 nếu hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) chính thức đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2022.

Tại thời điểm ngày 06/12/2021, theo dữ liệu của Bloomberg, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E trượt 12 tháng là 16,7 lần, thấp hơn một chút so với mức P/E hồi đầu năm 2021 ở mức 17,3 lần. VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong năm 22/23 ở mức 23%/19% so với cùng kỳ nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành xuất khẩu, dầu khí và bất động sản. Chúng tôi cho rằng định giá thị trường vẫn đang ở mức hấp dẫn với P/E dự phóng 2022 và 2023 lần lượt ở mức là 13,4 lần và 11,5 lần (thấp hơn P/E trung bình 3 năm gần nhất là 16,1 lần).

Các chuyên gia của VNDirect đưa ra dự đoán, VN-Index đạt 1.700 - 1.750 điểm trong năm 2022, dựa trên các giả định rằng P/E của VN-Index vào khoảng 16,0-16,5 lần vào cuối năm 2022, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp trên HOSE sẽ tăng trưởng 23% và tỷ suất lợi tức cổ phần của VN-Index năm 2022 ở mức 1,4%.

Hưng Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.