Thị trường khu công nghiệp Việt Nam là điểm đến, thu hút nhà đầu tư nước ngoài
Các địa phương ưu tiên phát triển công nghiệp đều đang chạy đua thành lập các khu công nghiệp mới nên các cơ chế thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi đều hấp dẫn. Do đó, các yếu tố này không còn mang tính cạnh tranh nhiều. Vì thế, thị trường khu công nghiệp năm 2023 diễn biến tích cực ngay từ những tháng đầu năm.
Ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp, CBRE Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản đang đối mặt với những khó khăn không chỉ từ bối cảnh trong nước mà cả thế giới.

"Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hàng đầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), đặc biệt là thị trường khu công nghiệp khi đang được hỗ trợ nhiều từ các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ và với việc giá thuê tại thị trường cấp 2 hấp dẫn hơn, đây có thể là một gợi ý tốt cho các khách thuê, cũng là cơ hội để thị trường này vươn mình, khẳng định vai trò", ông Hiếu thông tin.
CBRE dự báo, trong 03 năm tới, nguồn cung đất công nghiệp sẽ tăng hơn 3.500 ha cho các thị trường cấp 1 khu vực phía Bắc. Nhờ sự cải thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng, các thị trường công nghiệp ở miền Bắc được dự đoán sẽ mở rộng sang các thị trường cấp 2, bao gồm: Thái Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.
Ông Vũ Minh Chí, quản lý cấp cao bộ phận Dịch vụ công nghiệp, Colliers Việt Nam khuyến nghị, việc phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam cần đảm bảo tích hợp các yếu tố bền vững để nâng cao sức hấp dẫn, sẵn sàng thu hút các dòng vốn lớn và dài hạn từ cả trong nước lẫn nước ngoài.
Theo ông Chí, mặc dù một số thay đổi trong chính sách gần đây có thể khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư an toàn trong bối cảnh bất ổn toàn cầu kéo dài do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xung đột địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng...
“Trên khắp các thị trường trong khu vực, khách thuê, chủ sở hữu và nhà đầu tư ngày càng chú trọng vào yếu tố ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị doanh nghiệp) để đảm bảo chiến lược trong tương lai. Bên cạnh đó, việc gia tăng các hoạt động đa dạng hóa sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ thúc đẩy dòng vốn chảy vào khu vực ASEAN. Bởi vậy, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiếp tục tận dụng hiệu quả 02 xu hướng này trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt về đầu tư nước ngoài”, ông Chí nhấn mạnh.
Ông Hoàng Đình Tuấn, Tổng giám đốc Hateco Group cho biết, thị trường khu công nghiệp diễn biến tích cực hơn ngay khi bước sang năm 2023. Cụ thể, tại Khu công nghiệp Tiền Phong, tỉnh Quảng Ninh của Hateco Group, đã có nhiều hơn nhà đầu tư quan tâm, tìm thuê. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng, việc các nhà đầu tư tìm đến thị trường cấp 2 xuất phát từ những yếu tố khác, chứ không riêng giá thuê hấp dẫn hay thị trường cấp 1 cạn cung.
Các địa phương ưu tiên phát triển công nghiệp đều đang chạy đua thành lập các khu công nghiệp mới nên các cơ chế thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi đều hấp dẫn. Do đó, các yếu tố này không còn mang tính cạnh tranh nhiều. Với các khách thuê, nếu quá quan tâm về giá, lựa chọn giá thuê rẻ… thường là khách thuê quy mô nhỏ, lĩnh vực sản xuất mang ít hàm lượng công nghệ.
"Trong khi hiện tại, nhiều nhà phát triển khu công nghiệp và chính quyền địa phương đang tập trung thu hút các ‘Queen Bees’ (là những tập đoàn lớn đứng đầu chuỗi cung ứng), có lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường. Do đó, kể cả với thị trường cấp 2, vấn đề vẫn là chất lượng khách thuê và dòng tiền đầu tư phải đủ lớn, chứ không chỉ nằm ở giá cạnh tranh”, ông Tuấn phân tích.
Lê Xuân (t/h)
Tin mới
PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu
Với nhận thức “nhận diện thương hiệu” là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã và đang quyết tâm đẩy mạnh xây dựng, thực hiện tốt công tác “nhận diện thương hiệu” gắn với bảo vệ uy tín của ngành Điện, hướng đến phát triển bền vững.
Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực
Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc thay thế các luật hiện hành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?
Theo ngân hàng UOB Singapore, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý I/ 2023 đã giảm sâu xuống mức 3,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sản xuất tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ quý III/2021.
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ ngày 03/04, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành
Thông báo của Ngân hàng Nhà nước: Các lãi suất điều hành mới có hiệu lực từ ngày 03/04. Các biện pháp hạ lãi suất điều hành nhằm mục đích để các ngân hàng giảm lãi suất huy động, từ đó, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế đẩy nhanh tăng trưởng.
Giá tiêu hôm nay 01/04: Đồng loạt chững lại
Giá tiêu hôm nay 01/04, ổn định trở lại sau khi giảm nhẹ vào hôm qua. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu đang giữ mức cao nhất là 65.500 đồng/kg.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông có gì đáng chú ý trước thềm đại hội cổ đông năm 2023?
Hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam ra sao?
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam