Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường tiền tệ đã qua giai đoạn bình lặng?

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp NHNN phải bơm ròng tiền vào hệ thống. Tuy vậy, giá trị bơm ròng giảm đáng kể so với tháng 4, từ 58.6 nghìn tỷ xuống 10.9 nghìn tỷ, khối lượng tín phiếu đang lưu hành giảm xuống mức 55.8 nghìn tỷ. Phát hành tín phiếu vẫn là công cụ chính mà NHNN sử dụng để điều tiết thanh khoản trong một năm trở lại đây trong bối cảnh thanh khoản ở trạng thái tốt.

Thị trường tiền tệ đã qua giai đoạn bình lặng? - Hình 1

Thanh khoản ngân hàng bớt dồi dào

Lãi suất liên ngân hàng ổn định hơn vào đầu tháng nhưng tăng trở lại vào nửa cuối tháng, đặc biệt là ở các kỳ hạn ngắn. Trong đó, lãi suất qua đêm tăng lên 1.6% là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được từ sau Tết.

Thanh khoản ngân hàng giảm tiếp tục ảnh hưởng tới việc phát hành trái phiếu của KBNN. KBNN buộc phải nâng mạnh lãi suất, đặc biệt ở các kỳ hạn 10 và 15 năm với mức tăng +16bps và +13bps, đẩy lợi suất trái phiếu thứ cấp tăng khá mạnh. Khối lượng trái phiếu phát hành có cải thiện trong tháng 5, tuy nhiên, sau 5 tháng KBNN mới hoàn thành được 29% kế hoạch cả năm với tổng giá trị phát hành 57.6 nghìn tỷ.

Nhìn chung, thanh khoản hệ thống ngân hàng chưa đáng lo ngại nhưng cần phải theo dõi các yếu tố mới phát sinh bao gồm nhập siêu và xu hướng rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Nhập siêu tháng 5 ước tính 500 triệu USD (theo số liệu của TCTK), đánh dấu sự quay trở lại nhập siêu sau nhiều tháng xuất siêu. NĐTNN gia tăng bán ròng có thể liên quan đến việc rút vốn khỏi các thị trường mới nổi do FED nâng lãi suất.

Khi nguồn cung ngoại tệ giảm, lượng tiền VND bơm ra để mua USD cũng giảm, ảnh hưởng đến nguồn cung VND và thanh khoản ngân hàng. Bên cạnh đó lượng tiền gửi của KBNN cũng không thể giữ lâu trong hệ thống ngân hàng. Những nút thắt về cơ chế và thủ tục trong giải ngân đầu tư công sớm muộn cũng được khai thông để có nguồn vốn phát triển kinh tế, xã hội.

Sức ép gia tăng trên thị trường ngoại hối

Áp lực tỷ giá gia tăng vào cuối tháng 5 dẫn tới đợt biến động mạnh nhất kể từ đầu năm. Chỉ số USD Index tăng 7% từ mức đáy năm 2018 lên 94.8 điểm, kéo tỷ giá USD/VND vượt mạnh khỏi ngưỡng 22.800đ tăng lên 22.880đ, tăng +80đ chỉ trong vòng một tuần, cao hơn 0.64% so với đầu năm.

Lạm phát của Mỹ nhích dần lên mức 2%, kéo lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh lên ngưỡng 3.11%, mức cao nhất trong gần 7 năm. Tuy nhiên, sau khi biên bản phiên họp tháng 5 cho thấy FED có thể để lạm phát mục tiêu xoay quanh 2%, lo ngại của thị trường có giảm bớt. Lợi tức trái phiếu 10 năm giảm xuống dưới 3% nhưng giá trị đồng USD vẫn giữ ở mức cao.

Hầu hết các đồng tiền lớn đều mất giá so với USD, trong đó EUR giảm -6.7% kể từ mức đỉnh năm 2018, GBP giảm -7.4% JPY giảm -3.4%. Các đồng tiền mới nổi cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi nguy cơ dòng vốn bị rút về Mỹ là rất cao với quá trình nâng lãi suất của Fed cùng với rủi ro toàn cầu đang có xu hướng gia tăng.

Đồng BRL của Brazil liên tục lao dốc và mất -11.2% kể từ đầu năm mặc dù nước này mới lấy lại tăng trưởng dương sau nhiều năm suy thoái. Đồng RUB của Nga và INR của Ấn Độ cũng giảm lần lượt - 7.0% và -5.3%. Trong nhóm BRIC, chỉ có Trung Quốc duy trì được mức tăng +1.99% so với USD.

Các đồng tiền Châu Á khác như KRW (Hàn Quốc), IDR (Indonesia), PHP (Philippines) cũng giảm giá. Trong bối cảnh đó, việc giảm giá nhẹ của VND vẫn giúp Việt Nam nổi trội hơn so với các nước trong khu vực.

Tỷ giá trong nước hiện vẫn được nâng đỡ bởi nhiều yếu tố. Với dự trữ ngoại hối kỷ lục 64 tỷ USD, NHNN có thể sẵn sàng can thiệp điều tiết thị trường khi cần thiết. Trên thực tế, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá trung tâm xuống 22.566đ vào ngày 1/6, đây có thể coi là tín hiệu rõ ràng cho thị trường và có tác dụng ngay sau đó khiến tỷ giá giảm -40đ về mức 22.840đ.

Tuy vậy, cũng giống như thanh khoản ngân hàng, nhập siêu và dòng vốn gián tiếp là những ấn số cho thị trường ngoại hối đòi hỏi cần phải được theo dõi giám sát chặt chẽ.

Huy Trung

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.