Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường trái phiếu Chính phủ của Việt Nam tăng ở tất cả các kỳ hạn

Ngày 27/11, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát hành tín phiếu trong thời gian qua đã giúp thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của nền kinh tế tăng 3,9% so với quý trước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các điều kiện tài chính tại Đông Á mới nổi đã suy yếu trong quý III/2023, trong bối cảnh các kỳ vọng về lãi suất cao hơn với thời gian dài hơn tại Hoa Kỳ. Phản ứng trước tình trạng lãi suất tăng cao tại Hoa Kỳ, lãi suất trái phiếu Chính phủ đã tăng lên tại hầu hết các thị trường trong khu vực. “Lượng trái phiếu phát hành tại Đông Á mới nổi đã tăng 8,6% so với quý trước, lên mức 2.500 tỷ USD trong quý III. Tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực đã tăng 2,5%, lên 23.500 tỷ USD. Trái phiếu Chính phủ tăng 3,0% trong bối cảnh tăng lượng phát hành, chiếm 62,4% tổng dư nợ trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tăng 1,5%”, báo cáo của Ngân hàng ADB nhận định.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ của Việt Nam tăng ở tất cả các kỳ hạn.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ của Việt Nam tăng ở tất cả các kỳ hạn.

Ngoài ra, theo ADB, tổng lượng trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3), được sử dụng để tài trợ cho các dự án và chương trình có tác động tích cực về môi trường và xã hội, đã đạt 734,1 tỷ USD vào cuối tháng 9, sau đợt phát hành lớn trị giá 57,3 tỷ USD trong quý III. ASEAN+3 chiếm 36,3% tổng lượng phát hành trái phiếu bền vững toàn cầu trong quý III năm 2023, đưa nơi này trở thành thị trường trái phiếu bền vững khu vực lớn thứ hai trên thế giới. Các thị trường ASEAN đóng góp 7,4% tổng lượng phát hành của ASEAN+3.

Cũng theo ADB, tính đến cuối tháng 09/2023, tổng lượng trái phiếu đang lưu hành đạt 108,6 tỷ USD. Tăng trưởng trái phiếu Chính phủ chậm do lượng trái phiếu đáo hạn thấp và lượng phát hành giảm trong quý. Trái phiếu doanh nghiệp giảm 3,1% so với quý trước do lượng trái phiếu đáo hạn lớn trong quý 3 năm 2023.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ của Việt Nam tăng ở tất cả các kỳ hạn trong giai đoạn từ ngày 01/09 đến ngày 10/11 do lạm phát gia tăng và quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Lạm phát giá tiêu dùng tăng từ 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 7 lên 3,6% so với cùng kỳ trong tháng 10 nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu của chính phủ là 4,5% cho cả năm 2023.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ gần đây đã cho thấy ý định duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Điều này đã góp phần làm suy yếu các điều kiện tài chính tại khu vực Đông Á mới nổi trong khoảng thời gian từ ngày 01/09 đến ngày 10/11.

Nhu cầu bên ngoài yếu và triển vọng tăng trưởng vừa phải tại Trung Quốc, cùng với lập trường thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ, đã khiến thị trường chứng khoán khu vực đi xuống và làm tăng phí bảo hiểm rủi ro. Dòng vốn rút khỏi khu vực đã được ghi nhận trên các thị trường chứng khoán và trái phiếu khu vực. Đồng USD Mỹ mạnh hơn do lãi suất cao hơn tại Hoa Kỳ cũng gây áp lực lên các đồng tiền của khu vực. Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ông Albert Park, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á nhận định: “Chúng ta thấy lạm phát sẽ giảm bớt tại Đông Á mới nổi trong vài năm tới, đây là một diễn biến đáng mừng vì các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ có thêm dư địa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, họ vẫn cần cảnh giác trước nguy cơ bất ổn tài chính, trong bối cảnh lãi suất vẫn neo cao trong thời gian dài hơn. Tăng cường các nền tảng kinh tế sẽ bảo đảm ổn định tài chính và hỗ trợ tăng trưởng”.

Minh An(T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 30/4: Duy trì ổn định
Giá lúa gạo hôm nay 30/4: Duy trì ổn định

Hôm nay 30/4, giá lúa gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh giảm. Thị trường giao dịch chững lại.

Trục xuất 9 người Malaysia về nước trong đường dây lừa đảo
Trục xuất 9 người Malaysia về nước trong đường dây lừa đảo

Ngày 29/4, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP HCM đã tổ chức trục xuất 9 người Malaysia về nước. Đây là những người làm thuê trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản do đồng hương của họ cầm đầu.

Việt Nam đầu tư vào quốc gia nào nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2024?
Việt Nam đầu tư vào quốc gia nào nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2024?

Hà Lan là nước dẫn đầu hút vốn đầu tư của Việt Nam với 54,6 triệu USD, chiếm 55,2% tổng vốn đầu tư trong 4 tháng đầu năm 2024.

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch
Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

Trước thềm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách du lịch đến với Điện Biên tăng cao. Các di tích lịch sử, trong đó nổi bật là Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về mỗi khi đặt chân tới mảnh đất oai hùng này. Tỉnh Điện Biên kỳ vọng năm nay sẽ đón và phục vụ khoảng 1,3 triệu lượt khách.

Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện, thu giữ gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế
Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế

Việt Nam là nước sản xuất quế Top đầu thế giới song hoạt động xuất khẩu tinh dầu quế gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý của các bộ, ngành.