THCL - Can thiệp vào Mosul, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng thể hiện rõ tham vọng khôi phục quá khứ Ottoman?

Thổ Nhĩ Kỳ lan rộng tư tưởng chiếm đất

Thời gian vừa qua, mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq về vai trò của Ankara trong chiến dịch quân sự tấn công tổ chức khủng bố IS giải phóng Mosul đang ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ngay từ đầu chiến dịch giành lấy Mosul, Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn nhúng tay vào cuộc chiến này. Tuy nhiên, chính phủ Baghdad kiên quyết chống lại sự can thiệp của Ankara.

Mối quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq được đánh giá tiềm ẩn nhiều toan tính phức tạp. Đằng sau nỗ lực trên của Ankara, gới phân tích nhận định đây là tham vọng khôi phục nền quá khứ Ottoman bằng cách làm bùng phát tư tưởng irrendentism, có nghĩa tái chiếm/tuyên bố một vùng đất hoặc lãnh thổ bị mất hoặc khó đòi lại.

Thực tế, thời gian gần đây, Tổng thống Erdogan thường xuyên nhắc đến một cộng đồng dân Thổ Nhĩ Kỳ có tên Seljuls sống trước thời kỳ đế quốc Ottoman ở Trung Đông trong nhiều thế kỷ.

Tổng thống Erdogan đang thực hiện nhiều toan tính tại Iraq

Thậm chí chính quyền Tổng thống Erdogan còn phát hiện ra một nơi không rõ về cộng đồng dân thời kỳ tiền Cộng hòa Hồi giáo, chẳng hạn người Avars, Karakhanids lần đầu tiên xuất hiện trong tư liệu tuyên truyền của Ataturk vào những năm 30 của thế kỷ trước.

Tương tự, ở Syria và Iraq, Tổng thống Erdogan đang muốn lợi dụng sức mạnh của thiểu số cộng đồng dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ hiện sống ở các nước láng giềng để đánh tan Tổ chức Công nhân Kurd (PKK).

Lữ đoàn Sultan Murad là một trong những tài sản quân sự được Ankara khai thác triệt để nhằm chống lại chính quyền Syria và PKK.

Cùng với đó, cộng đồng dân tộc thiểu số Turkmen đang sống ở Mosul trở thành vũ khí sắc bén của Ankara ở Iraq.

Từ năm 2003, Lực lượng Đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác với Mặt trận Dân tộc Turkmen Iraq để mở rộng ảnh hưởng của nước này và chống lại PKK ở miền bắc Iraq.

Trong một bài phát biểu về Mosul gần đây, ông Erdogan đã tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bán những người anh em Turkmen hay huynh đệ Hồi giáo Arab Sunni. Tương tự chủ nghĩa dân thế tục, chủ nghĩa huynh đệ Sunni cũng hấp dẫn đối những người dân trong nước.

Để thực hiện toan tính này, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ các chiến binh người Kurd trong cuộc tiến công vào thành trì Mosul của Nhà nước Hồi giáo tự xưng – IS.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết, các hoạt động quân sự này được tiến hành theo yêu cầu của lực lượng dân quân Peshmerga người Kurd.

“Peshmerga đã dồn lực để đẩy lùi IS khỏi khu vực Bashiqa (gần Mosul). Họ yêu cầu sự giúp đỡ từ quân đội chúng tôi tại các cơ sở ở Bashiqa. Vì vậy, chúng tôi đã huy động xe tăng và pháo binh trợ giúp”, hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu trích dẫn lời ông Bildrim.

Trước đó, hôm 15/10 ông Erdogan khẳng định rằng Iraq không thể “đơn phương độc mã” đối phó, đánh đuổi lực lượng IS ra khỏi Mosul. Người đứng đầu chính phủ Ankara nhấn mạnh sự hiện diện của lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là yếu tố đảm bảo để Ankara không bị tấn công.

Thậm chí, phát biểu tại thành phố Konya, ông Erdogan còn tuyên bố sẽ làm tất cả mọi thứ để ngăn chặn việc đào sâu những xung đột giáo phái ở biên giới với Iraq. Vì vậy, ông cho rằng việc triển khai quân Thổ Nhĩ Kỳ tới miền bắc Iraq là điều cần thiết.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng nói rằng nước này sẽ quyết tâm tham gia vào những hoạt động tái chiếm Mosul, dù chính quyền Baghdad có chấp thuận hay không.

Giấc mơ khôi phục quá khứ Ottoman

Trước những động thái trên của Ankara, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã cảnh báo về một cuộc đối đầu quân sự có thể nếu Ankara can thiệp.

“Chúng tôi đã sẵn sàng đáp trả. Đây không phải là một mối đe dọa hoặc cảnh báo, đây là phẩm giá của Iraq”, ông Abadi nhấn mạnh.

Trước đó, hồi tháng 1 vừa qua,  Iraq cũng đã lên tiếng cáo buộc chính quyền của Tổng thống Erdogan muốn khôi phục đế chế Ottoman đã thống trị châu Á, châu Phi và một phần châu Âu trước đây.

Phát biểu trước báo giới hôm 25/1, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã bày tỏ sự nghi ngờ về cái gọi là “cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS” của Ankara, đồng thời khẳng định là ông thấy thực ra là chính quyền Erdogan đang nuôi mộng thống trị cả khu vực.

Người dân Iraq biểu tình yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân khỏi miền bắc. Ảnh: BBC

“Thổ Nhĩ Kỳ nói với chúng tôi rằng, họ dự định chống IS, nhưng tôi trả lời thành thực rằng, tôi không thấy bằng chứng về điều này” - Iraq News trích lời ông al-Abadi. Theo Thủ tướng Iraq, có bằng chứng là Ankara đã quyết định “khôi phục một Đế chế Ottoman trong khu vực”.

Không chỉ thế, ngay từ khi chính quyền Erdogan đưa quân sang thành phố Mosul ở miền bắc Iraq, các quan chức nước này đã gọi đây là “hành động xâm lược” và là sự tiếp nối “giấc mộng tái hiện đế chế Ottoman”.

Đại diện thường trực của Syria tại LHQ Bashar Jaafari cũng đã viết thư gửi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Tổng thư ký Ban Ki-moon để nói về kế hoạch phục hồi đế chế Ottoman của Erdogan, thông qua các hành động buôn bán dầu lậu với IS, hỗ trợ các nhóm khủng bố âm mưu lật đổ chính quyền các nước láng giềng, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Iraq và Syria.

Rõ ràng với những động thái gần đây, dù muốn hay không, Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến nhiều nước nghi ngại về giấc mơ tái hiện đế chế Ottoman. Và Iraq, Nga, Syria, Iran và ngay cả các chính khách trong nước lên tiếng chỉ trích điều này. Họ sẽ không ngồi yên nếu Thổ Nhĩ Kỳ muốn giấc mơ hóa thật.

Tuấn Hùng - Baodatviet