Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 19/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe: Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Tại phiên thảo luận đã có 29 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có 3 ý kiến đại biểu Quốc hội tranh luận. Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 và nhấn mạnh đây là một Chương trình quan trọng, có nội dung rất rộng, phản ánh ở tất cả các lĩnh vực, nhằm cụ thể hóa và đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quan điểm chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa; thể chế các tư tưởng hiến định về văn hóa trong Hiến pháp năm 2013 và các nghị quyết của Đảng, góp phần tích cực cho quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước, xây dựng văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh và là hồn cốt của dân tộc.

Toàn cảnh Phiên thảo luận
Toàn cảnh Phiên thảo luận. Ảnh quochoi.vn

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, tương thích, khả thi giữa việc xác định các quan điểm chính sách và hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư, nhiệm vụ, giải pháp các nội dung thành phần của Chương trình bảo đảm các nội dung Quốc hội thông qua chủ trương phải thực sự là những nội dung quan trọng, cấp thiết, có tính ưu tiên.

Có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm để xây dựng Chương trình thực sự thiết thực, đúng tiêu chí, tầm vóc của Chương trình mục tiêu quốc gia như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn một số nội dung trong 10 nhóm nội dung thành phần với hệ thống chỉ tiêu cho sát thực tiễn để thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho ý kiến về vấn đề nguồn lực, phân bổ nguồn lực, cơ chế thực hiện nguồn lực, tỷ lệ đối ứng của địa phương, việc huy động xã hội hóa nguồn lực để thực hiện Chương trình; vai trò của Chính phủ, cơ quan thường trực và các cơ quan có liên quan trong việc hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện Chương trình.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe các nội dung: (1) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng không nhân dân;

(2) Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng không nhân dân;

(3) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15;

(4) Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Dự án Luật Phòng không nhân dân.

Tổng Thư ký Quốc hội

Bài liên quan

Tin mới

Đặc quyền y tế “kéo” người Hàn Quốc chuyển về phía Đông Hà Nội
Đặc quyền y tế “kéo” người Hàn Quốc chuyển về phía Đông Hà Nội

Cùng với hệ thống tiện ích đẳng cấp, việc ra mắt thêm hàng loạt dịch vụ dành riêng cho cộng đồng người Hàn Quốc, trong đó có đặc quyền chăm sóc sức khỏe, đã giúp Ocean City trở thành lựa chọn an cư được yêu thích nhất của cộng đồng đến từ xứ sở kim chi.

Được bổ sung nội dung khám, chữa bệnh trên chứng chỉ hành nghề
Được bổ sung nội dung khám, chữa bệnh trên chứng chỉ hành nghề

Tháng 6/2019, ông Nguyễn Chí Thanh (Hải Dương) được cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngoại. Năm 2023, ông có thêm bằng chuyên khoa I ung thư.

AIA Việt Nam được vinh danh Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả
AIA Việt Nam được vinh danh Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả

AIA Việt Nam đã được vinh danh ở 2 hạng mục là “Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2024 - Ngành Bảo hiểm” (VIE10) và “Top 50 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2024”.

Ra nước ngoài định cư, nhận BHXH một lần thế nào?
Ra nước ngoài định cư, nhận BHXH một lần thế nào?

Ông Trần Văn Mạnh (Hà Nội) hỏi, ông nghỉ việc để định cư ở nước ngoài thì sau khi nghỉ việc ông có được hưởng BHXH một lần ngay không?

Giá thép hôm nay 27/6: Tăng 18 Nhân dân tệ trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay 27/6: Tăng 18 Nhân dân tệ trên sàn giao dịch

Ngày 27/6, thị trường trong nước điều chỉnh giảm; Giá quặng sắt tăng nhờ nhu cầu bền vững của Trung Quốc và kích thích tài sản.

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh mang nhiều lo lắng đưa con đi thi
TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh mang nhiều lo lắng đưa con đi thi

Sáng nay (27/6), cùng với hơn 1 triệu thí sinh cả nước, hơn 90.000 sĩ tử tại TP. Hồ Chí Minh có mặt tại các điểm thi để dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024.