Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông cáo Báo chí số 2 Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ Ba, ngày 16/01, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ hai tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe:

(1) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung 01 phiên họp chiều ngày 16/01. Ảnh quochoi.vn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung 01 phiên họp chiều ngày 16/01. Ảnh quochoi.vn.

(2) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung trên.

Buổi chiều

Nội dung 1 (Từ 14h00 đến 15h00)

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tại phiên thảo luận đã có 09 đại biểu phát biểu, trong đó các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc; cho rằng việc ban hành Nghị quyết là cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết; thẩm quyền ban hành Nghị quyết; giải thích từ ngữ, thời gian thực hiện Nghị quyết; tính khả thi, phù hợp của các cơ chế, chính sách (về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm; về điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm; về ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; về sử dụng ngân sách Nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất; về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; về ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; về giải pháp cơ chế, thí điểm phân cấp cho cấp huyện thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia); những vấn đề liên quan đến kiểm toán.

Các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ngày 16/01. Ảnh quochoi.vn.
Các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ngày 16/01. Ảnh quochoi.vn.

Nội dung 2 (Từ 15h00 đến 15h30)

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Tại phiên thảo luận đã có 02 đại biểu phát biểu, trong đó các ý kiến đại biểu đánh giá cao Chính phủ đã khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung thảo luận về: việc cho phép sử dụng 63.725 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công; sự phù hợp, tính cấp thiết, hiệu quả và khả năng cân đối vốn đối với danh mục các dự án theo Tờ trình của Chính phủ; việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kết thúc phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh phát biểu giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Văn phòng Quốc hội

Bài liên quan

Tin mới

Kho dự trữ lúa mỳ Ấn Độ chạm mức thấp nhất 16 năm qua
Kho dự trữ lúa mỳ Ấn Độ chạm mức thấp nhất 16 năm qua

Dự trữ lúa mì của Chính phủ Ấn Độ tính đến ngày 1/5 đã giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 sau hai năm sản lượng thấp.

Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Trường trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì, phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn theo quy định cho học sinh từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi học tại cơ sở giáo dục đó.

Phiên đấu thầu ngày mai 16/5 NHNN giảm 500.000 đồng giá đấu thầu vàng miếng
Phiên đấu thầu ngày mai 16/5 NHNN giảm 500.000 đồng giá đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo tiếp tục tổ chức bán đấu thầu vàng miếng SJC vào 9h30 ngày mai 16/5.

Ngân hàng nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024
Ngân hàng nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tích cực hưởng ứng tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Đội QLTT số 3, Cục Quản lý thị trường Bình Phước chỉ đạo công chức bám sát địa bàn, giám sát các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ăn uống đối với các cơ sở có kinh doanh quán ăn uống, nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn huyện nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Xử phạt hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa giả mạo nhãn hiệu HERMÈS
Xử phạt hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa giả mạo nhãn hiệu HERMÈS

Thực hiện Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH Thắng Phạm và cộng sự về việc đề nghị xử lý hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu HERMES, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Bùi Đình Trung, phát hiện cơ sở đang trưng bày để bán 110 đôi dép nam giả mạo nhãn hiệu “HERMÈS”.