Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thông tin người dân vùng lũ bị viêm nhiễm, lở loét là không chính xác

Ông Dương Viết Tài, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ khẳng định, thông tin trên mạng xã hội chia sẻ về việc hàng trăm người dân tại các xã bị ngập, lụt ở huyện Chương Mỹ bị viêm nhiễm, lở loét... là không chính xác.

Tính đến ngày 6/8, toàn huyện chỉ còn hơn 20 hộ bị ngập. Ngay sau khi nước rút, Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tiến hành tổng vệ sinh môi trường. Trung tâm Y tế huyện đã thành lập 2 đoàn để khám, phát hiện sớm bệnh cho người dân tại các xã bị ngập, lụt. Đến thời điểm này, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện. 

Thông tin người dân vùng lũ bị viêm nhiễm, lở loét là không chính xác - Hình 1

Người dân huyện Chương Mỹ rắc vôi bột và phun thuốc khử trùng nhằm tiêu diệt các vi khuẩn, mầm bệnh có thể phát sinh sau mưa lũ

Sau khi kiểm tra thực tế, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn huyện Quốc Oai vẫn còn một số hộ bị ngập, lụt, vì vậy, Trung tâm Y tế huyện chỉ đạo các trạm y tế hướng dẫn các hộ gia đình tổng vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh về da, mắt, phòng tránh đuối nước ở trẻ nhỏ, nhất là giám sát chặt chẽ, không để xảy ra dịch bệnh như: Sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng… Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền cũng yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội phun thuốc tiêu độc khử trùng tổng vệ sinh cả trong nhà, sân vườn và môi trường xung quanh các hộ bị ngập, lụt. 

Thông tin người dân vùng lũ bị viêm nhiễm, lở loét là không chính xác - Hình 2 

Người dân vùng lũ đi thăm khám sức khỏe tại trạm y tế

Cùng ngày, ông Dương Viết Tài, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ khẳng định, thông tin trên mạng xã hội chia sẻ về việc hàng trăm người dân tại các xã bị ngập, lụt ở huyện Chương Mỹ bị viêm nhiễm, lở loét... là không chính xác. Thực tế qua khám sàng lọc cho gần 2.000 người dân 3 xã bị ngập, lụt ở Chương Mỹ, chỉ phát hiện gần 60 trường hợp bị đau mắt đỏ, tiêu chảy và bệnh về da liễu.

Liên quan đến tình hình úng ngập tại ngoại thành Hà Nội, tính đến 17h ngày 6/8, mực nước trên sông Bùi chỉ còn 6,15m, ở mức dưới báo động II là 0,35m; giảm 1,36m so với đỉnh lũ ngày 30/7. Trong khi đó, mực nước trên sông Tích chỉ còn 7,45m, trên báo động II là 0,25m. Tại huyện Chương Mỹ, tính đến 17h ngày 6/8 còn 486 hộ dân bị úng ngập, giảm 3.197 hộ dân so với ngày cao điểm ngập úng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện vẫn còn 4 trường học, 1 trạm y tế, 6 nhà văn hóa, 14 công trình tôn giáo bị úng ngập. Trong khi đó, đến chiều 6/8, huyện Quốc Oai chỉ còn 10 hộ gia đình có nhà cửa vẫn bị ngập.

Ngay sau khi nước rút, huyện Chương Mỹ và Quốc Oai tiếp tục huy động các lực lượng của địa phương thu gom rác thải, vệ sinh môi trường; đồng thời, rà soát số hộ gia đình bị úng ngập, thống kê thiệt hại đề xuất các cấp, các ngành hỗ trợ, khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống người dân…

Cũng trong ngày 6/8, 5 doanh nghiệp thủy lợi của thành phố tiếp tục vận hành 69 trạm, với 226 máy bơm tiêu úng cứu lúa, giảm ngập lụt các khu dân cư… Nhờ vậy, ngày 6/8, trên địa bàn thành phố chỉ còn 2.265ha sản xuất nông nghiệp bị úng ngập, trong đó các huyện còn nhiều diện tích úng ngập là Chương Mỹ (663ha), Quốc Oai (450ha).

Bên cạnh đó, nhiều đoàn công tác tiếp tục đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ, hỗ trợ nhân dân huyện Chương Mỹ và Quốc Oai bị ảnh hưởng lũ lụt. Đoàn công tác của thị xã Sơn Tây do Bí thư Thị ủy Nguyễn Quang Sơn làm trưởng đoàn đã hỗ trợ nhân dân vùng úng ngập huyện Chương Mỹ 200 triệu đồng. Cụm thi đua số 6 (gồm 5 huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín) ủng hộ 250 triệu đồng. Đoàn công tác của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội do Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn hỗ trợ 300 thùng mì tôm.

Sáng 6/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Quốc Oai phát động ủng hộ nhân dân trên địa bàn huyện bị ngập úng. Tại lễ phát động, nhiều tập thể, cá nhân đã ủng hộ nhân dân bị ngập úng. Cùng ngày, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã ủng hộ nhân dân vùng bị ngập lụt 720 triệu đồng; cá nhân bà Mai Liên (là người dân huyện Quốc Oai) hỗ trợ 10 tấn gạo.

Hằng Vương

Bài liên quan

Tin mới

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.