Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thu hút đầu tư và "cạm bẫy" hội nhập

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư FDI từ Trung Quốc đứng thứ 3 các nước đổ vào Việt Nam. Đó là một tín hiệu tốt. Song, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn của Trung Quốc, vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Kỳ 2: Thận trọng nguồn vốn FDI từ Trung Quốc

Lộ trình thực hiện Chiến lược MIC 2025 của Trung Quốc - tất yếu sẽ dẫn đến yêu cầu phải thay thế và đổi mới công nghệ, tạo áp lực đẩy các công nghệ lỗi thời sang các quốc gia kém phát triển hơn...

Vốn từ Trung Quốc tăng gấp 5 lần!

Việt Nam đã đạt được những kết quả khá ấn tượng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Dòng vốn này, tăng gần 5 lần trong 5 năm qua. Riêng năm 2016, Việt Nam đã vượt qua các thành viên ASEAN (trừ Singapore) về thu hút FDI.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) vừa báo cáo chi tiết về tình hình đầu tư vốn FDI. Theo đó, tính đến 20/4/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài là 14,59 tỷ USD, tăng 81% so cùng kỳ 2018. Đáng chú ý, Trung Quốc giữ vị trí số một về số vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam trong 4 tháng qua với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 1,3 tỷ USD, 187 dự án mới.

Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam, chủ yếu qua 2 hình thức là rót vốn thực hiện dự án hoặc mua cổ phần DN Việt Nam. Theo thống kê, riêng trong 3 tháng đầu năm nay, vốn Trung Quốc đổ vào Việt Nam qua hình thức góp vốn mua cổ phần, thâu tóm (M&A) DN Việt Nam trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, dệt nhuộm… đã tăng rất mạnh.

Lý giải việc đầu tư từ Trung Quốc tăng đột biến trong 5 tháng đầu năm 2019, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sự dịch chuyển của dòng vốn này, phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Như vậy, sau một thời gian dài chỉ đứng thứ 3 hoặc thứ 4 tại Việt Nam, vốn đầu tư của các nhà đầu tư từ Trung Quốc đã vượt qua các nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore tại Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên, ghi nhận vốn FDI đăng ký cấp mới từ Trung Quốc vươn lên dẫn đầu.

Các chuyên gia cảnh báo, dòng vốn FDI và thương mại tăng đột biến từ Trung Quốc, có thể khiến Việt Nam trở thành “cứ điểm” hàng hóa của nước này để XK sang Mỹ hoặc châu Âu. Điều này, khiến Việt Nam vi phạm cam kết về xuất xứ hàng hóa và có thể bị phía Mỹ kiện chống bán phá giá, trợ cấp.

Trước làn sóng dịch chuyển sản xuất, làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyên gia kinh tế - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) Thế Anh nhận định: “Đã đến lúc, Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI, nhằm tạo môi trường bình đẳng hơn với các DN trong nước”.

Kiểm soát chặt, tránh làm ăn gian dối

Một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài  lên tiếng, trong xu hướng vốn FDI Trung Quốc đổ vào Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước cần lưu ý các dự án đổ vào chỉ để lấy C/O rồi xuất sang Mỹ. Phải kiểm soát chặt, tránh làm ăn gian dối, mượn nhãn mác của Việt Nam cho mục đích xuất khẩu. Nếu chỉ lấy C/O để né thuế, thì DN sẽ làm ăn rất gian dối.

Thu hút đầu tư và

Không nên thu hút FDI bằng mọi cách

Theo Viện trưởng Viện VEPR Nguyễn Đức Thành, vốn Trung Quốc có khá nhiều rủi ro. Đó là bởi họ chuyển giao công nghệ lạc hậu, làm ăn thiếu minh bạch…, khiến môi trường bị ảnh hưởng.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) Trương Đình Tuyển khẳng định, đầu tư của Trung Quốc là một vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt. Đó là công nghệ thấp, không thân thiện môi trường, theo dòng vốn tràn vào Việt Nam.

Nói về các DN Trung Quốc đầu tư nhanh và ồ ạt tại Việt Nam, theo các chuyên gia, chúng ta cần phải chọn lọc một cách cẩn trọng các dự án đến từ Trung Quốc. Nói cách khác, việc đón nhận dòng vốn như thế nào là một bài toán cân đo đong đếm lợi ích đặt ra với Việt Nam. Bởi nếu Trung Quốc đầu tư để lấy xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam nhằm hưởng các ưu đãi về thuế và tránh thuế từ Mỹ, thì Việt Nam dễ bị vạ lây đòn trừng phạt của Mỹ.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, mới đây đã lưu ý việc dịch chuyển đầu tư với ý đồ lợi dụng xuất xứ giả mạo Việt Nam để lẩn tránh thuế NK của Mỹ. Vì nếu Mỹ phát hiện điều này, thì nhiều khả năng hàng hóa Việt Nam bị Mỹ áp đặt thuế cao.

“Các DN không nên tiếp tay cho hành vi giả mạo xuất xứ. Đồng thời, tăng cường quan sát thị trường để cung cấp cho cơ quan quản lý khi phát hiện bất thường xảy ra. Nếu không, thay vì nắm bắt được cơ hội, chúng ta lại là nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung”, ông Khánh nhấn mạnh.

Ở một góc nhìn khác, chuyên gia Phạm Thiên Hoàng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, Việt Nam cũng cần phải tính đến rủi ro trở thành điểm dịch chuyển các công nghệ lạc hậu của các nhà đầu tư, tiềm ẩn nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ”, nhất là với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc.

Nhiều DN chưa bảo đảm quyền lợi NLĐ

Trong 30 năm qua, khu vực DN có vốn FDI đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của Việt Nam với việc nộp ngân sách chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, FDI cũng làm mất đi nhiều việc làm truyền thống, tạo thêm áp lực xã hội cho các địa phương có liên quan.

Đặc biệt, các DN FDI còn thiên về khai thác nguồn lao động có giá nhân công rẻ, ít đào tạo, thậm chí dùng cơ chế thử việc để liên tục thay lao động. Nhiều DN có tỷ lệ lao động nữ rất cao, nhưng giá nhân công thấp, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bất ổn trong quan hệ lao động...

Tại Bắc Giang, thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh, có gần 340 DN FDI đang hoạt động. Trong những DN FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, có một số DN không đảm bảo quyền lợi cho NLĐ như chậm trả lương, không đóng BHXH, không xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân…

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang, tính đến hết quý I/2019, có 9 DN FDI nợ BHXH của NLĐ từ 3 tháng trở lên với số tiền 21,41 tỷ đồng. Các đơn vị nợ BHXH được nhắc đến là các DN đến từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Hà Lan...

Ngoài ra, một số DN chưa chấp hành tốt luật pháp lao động như huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá 30 giờ/tháng; chưa huấn luyện AT-VSLĐ, chưa khám sức khỏe định kỳ đầy đủ cho 100% NLĐ. Cụ thể, Công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam (KCN Đình Trám - vốn Hồng Kông) trong năm 2016, đã huy động lao động làm thêm trên 30 giờ/tháng, không tổ chức huấn luyện AT-VSLĐ, không khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ và đã bị xử phạt 80 triệu đồng. Công ty TNHH KHMT năng lượng mặt trời Boviet (KCN Song Khê - Nội Hoàng - vốn Trung Quốc), trong năm 2017, đã huy động lao động làm thêm trên 30 giờ/tháng và đã bị xử phạt 50 triệu đồng. Công ty TNHH Duo Vina (Xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang - vốn Hàn Quốc), đã nợ lương NLĐ và nợ BHXH, bị xử phạt 230 triệu đồng.

Trách nhiệm với NLĐ không chỉ yêu cầu DN trả lương, đóng BHXH, y tế, thất nghiệp và bảo đảm các quyền lợi NLĐ theo đúng hợp đồng, mà còn cần quan tâm đào tạo tay nghề, cải thiện môi trường, thời gian làm việc và bảo vệ sức khỏe, việc làm lâu dài, ổn định cho NLĐ. Để thực hiện được điều này, rất cần các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức công đoàn quan tâm, đồng hành và có nhiều giải pháp để bảo đảm quyền lợi của NLĐ.

(Xem Số 356 ra ngày 29/5/2019)

 Hải Lâm - Hải Minh

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.