Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tích cực, khẩn trương tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; kịp thời phối hợp chặt chẽ và thống nhất với Bộ Xây dựng về cách thức, phương thức tổ chức triển khai thực hiện.

Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, hiệu quả, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, hiệu quả, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng

 Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 149/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tại Thông báo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; tìm điểm cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và lạm phát, giữa lãi suất và tỷ giá... để có giải pháp kịp thời, hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tích cực, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và tích cực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó có nhiệm vụ xem xét theo thẩm quyền khẩn trương điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước:

Tích cực, khẩn trương tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; kịp thời phối hợp chặt chẽ và thống nhất với Bộ Xây dựng về cách thức, phương thức tổ chức triển khai thực hiện tích cực, khẩn trương đồng bộ, hiệu quả, khả thi, kịp thời;

Tích cực, khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) theo đúng trình tự, thủ tục, không để chậm trễ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đúng quy định, không để xảy ra rủi ro, thất thoát tài sản nhà nước, trục lợi chính sách và vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện, góp phần lành mạnh hóa và hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhất là về lãi suất, qua đó tạo thuận lợi hạ mặt bằng lãi suất;

Chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng để báo cáo Quốc hội theo quy định, theo đó tổng kết kỹ lưỡng, đánh giá và xác định các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, các quy định không còn phù hợp để đề xuất sửa đổi, bổ sung, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các cấp, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và nhất là góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngay 2 Thông tư

Việc xây dựng và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo hình thức Thông tư thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải tích cực, chủ động thực hiện theo tinh thần đã chỉ đạo nhiều lần của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không chậm trễ nữa, cần ban hành ngay trong ngày 23/4/2023:

Đối với việc xây dựng Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn, hoãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp:

Trên cơ sở thống nhất ý kiến của các đại biểu dự họp và ý kiến phát biểu đầy đủ đồng thuận của tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cuộc họp, thực hiện theo hướng xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng là một trong những động lực tăng trưởng và hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong điều kiện khó khăn hiện nay; thời hạn cơ cấu lại nợ xem xét kéo dài đến tháng 6 năm 2024; nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân là bên vay vượt qua khó khăn hiện nay (như chúng ta đã từng làm trong thời kỳ phòng chống dịch Covid-19); đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, không để lạm dụng, trục lợi chính sách, thất thoát, vi phạm pháp luật.

Thống nhất ý kiến của tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Chính phủ về việc đề xuất chủ trương bổ sung đối tượng cơ cấu nợ và thời gian thực hiện cơ cấu nợ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương đề xuất và báo cáo Chính phủ trong ngày 22/4/2023.

Đối với việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Trên cơ sở ý kiến thống nhất cao của các Bộ, ngành và tập thể Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trước mắt xem xét cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục được mua trái phiếu doanh nghiệp để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay (ban hành trong ngày 23/4/2023).

Đối với các nội dung khác còn ý kiến khác nhau, khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung theo hướng xem xét thuận lợi hơn cho việc thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp, góp phần tạo ra kênh huy động vốn hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững cho nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, công việc nêu trên.

Thái Bình (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường chứng khoán hôm nay: Xu hướng ngắn hạn vẫn tăng, nhà đầu tư hạn chế mua đuổi cổ phiếu
Thị trường chứng khoán hôm nay: Xu hướng ngắn hạn vẫn tăng, nhà đầu tư hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Thị trường chứng khoán hôm nay, ngày 8/5: Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên ưu tiên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao; hạn chế mua đuổi ở nhóm vốn hóa lớn để tránh các rủi ro T+.

Tỷ giá USD hôm nay 8/5: Tăng sau bình luận về lộ trình lãi suất của Fed
Tỷ giá USD hôm nay 8/5: Tăng sau bình luận về lộ trình lãi suất của Fed

Rạng sáng 8/5, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,33%, đạt mốc 105,38.

Giá vàng hôm nay 8/5: Vàng miếng SJC tiếp tục leo thang
Giá vàng hôm nay 8/5: Vàng miếng SJC tiếp tục leo thang

Giá vàng hôm nay 8/5 trên thế giới leo thang. Giá vàng miếng SJC tăng không ngừng nghỉ và thiết lập kỳ lục mới.

Giá cà phê hôm nay 8/5: Cao nhất 100.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 8/5: Cao nhất 100.500 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 8/5 giữ nguyên so với hôm qua, cao nhất 100.500 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Tiếp đà suy yếu
Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Tiếp đà suy yếu

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, giá dầu thế giới tiếp đà suy yếu do lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khó sớm cắt giảm lãi suất.

Giá tiêu hôm nay 8/5: Duy trì ở ngưỡng 104.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 8/5: Duy trì ở ngưỡng 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5 duy trì ổn định ở mức giá 104.000 đồng/kg.