Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Sáng 19/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo), Ban Chỉ đạo tổ chức phiên họp thứ 5 để đánh giá tình hình thực hiện cải cách hành chính 6 tháng đầu năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính 6 tháng cuối năm 2023.

Phiên họp được tổ chức trực tuyến giữa điểm cầu trụ sở Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tăng cường phân cấp, phân quyền, xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định là một trọng tâm, đột phá chiến lược trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn mới.

Thủ tướng cho biết, thời gian qua, với sự đoàn kết, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, của các thành viên Ban Chỉ đạo; công tác CCHC tiếp tục được triển khai tích cực, đồng bộ trên cả 06 nội dung gồm: cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính (TTHC); Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.  Trong đó, công tác cải cách thể chế, cải cách TTHC, tinh giản bộ máy, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh có nhiều tiến bộ. Kết quả đạt được đã đóng góp một phần quan trọng vào sự ổn định, phục hồi, phát triển KTXH của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, còn nhiều rườm rà, vướng mắc trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước và trong giải quyết công việc, cải cách thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm dẫn tới ách tắc trong giải quyết công việc…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tiếp tục rà soát lại công việc trên tinh thần “việc gì có lợi cho dân thì ta hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”, làm sao để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, thực hiện các thủ tục, công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, tiết giảm chi phí, thời gian, công sức, tránh phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, tiêu cực.

Với quan điểm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, việc tổ chức các Phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được triển khai kết nối trực tuyến tới cấp xã; nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm, tăng cường phân cấp cho cấp xã - nơi sát dân nhất, gần dân nhất, đến với người dân nhanh nhất, trực tiếp tiếp xúc, làm việc nhiều với người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu, các thành viên của Ban Chỉ đạo tập trung đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong CCHC nói chung, trong đó tập trung làm rõ và đề ra giải pháp khắc phục, khơi thông những điểm còn ách tắc trong tổ chức triển khai thực hiện; trình các cấp có thẩm quyền ban hành được cơ chế, chính sách thật trúng và đúng về các nội dung này.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với công cuộc CCHC của đất nước, của bộ, ngành mình; từ đó, cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đẩy mạnh CCHC nói chung, cải cách công vụ, công chức nói riêng.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm, công tác cải cách hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những đổi mới, quyết liệt, sát sao, cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện để tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính. Trong đó tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.

Các bộ, ngành, địa phương cũng đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo thống kê, cập nhật, kế hoạch cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ đã đề ra 845 nhiệm vụ, UBND các tỉnh, thành phố đã đề ra 3003 nhiệm vụ. Tính đến ngày 21/6/2023, các bộ, ngành Trung ương đã hoàn thành 296 nhiệm vụ, đạt tỷ lệ 35,03% so với kế hoạch; UBND các tỉnh, thành phố đã hoàn thành 1384 nhiệm vụ, đạt tỷ lệ 46,09% so với kế hoạch đề ra.

 Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính tại một số tỉnh, thành phố theo kế hoạch đã đề ra, bao gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thành viên Ban Chỉ đạo đã kiểm tra tại Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Nội vụ phối hợp cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện việc kiểm tra cải cách hành chính, đánh giá việc sử dụng và tác động của Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS tại 13 tỉnh, thành phố.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

TP. Lạng Sơn: 400 đại biểu Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05
TP. Lạng Sơn: 400 đại biểu Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05

Ngày 10/5, Thành ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 7/5/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Lạng Sơn về siết chặt kỷ luật, kỷ cương đạo đức công vụ trong cán bộ, đảng viên các cơ quan, đơn vị, phường, xã trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Chỉ thị số 05-CT/TU) cho gần 400 đại biểu.

Tập đoàn Hyosung đầu tư dự án nhà máy sợi carbon hiện đại nhất thế giới tại Việt Nam
Tập đoàn Hyosung đầu tư dự án nhà máy sợi carbon hiện đại nhất thế giới tại Việt Nam

Tập đoàn Hyosung đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, với các lĩnh vực chính như: Công nghiệp nguyên vật liệu, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học, hệ thống điện công nghiệp.

Phát hiện, tạm giữ 277 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, tạm giữ 277 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo thông tin từ Công an thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đơn vị vừa phát hiện, tạm giữ lô hàng hóa gồm 277 lọ tinh dầu với nhiều loại khác nhau dùng cho thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tại một cơ sở kinh doanh dịch vụ đồ uống trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn: Gắn liền với nhiều công trình trọng điểm, quan trọng của đất nước
Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn: Gắn liền với nhiều công trình trọng điểm, quan trọng của đất nước

Thủ tướng nhấn mạnh: Việc mở đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh là sự sáng tạo chiến lược của Đảng ta; là nghệ thuật tổ chức lực lượng, tổ chức thế trận, tổ chức hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tổ chức mạng lưới đường và hệ thống binh trạm, kho tàng; mở đường, bảo đảm hành quân, giao thông, vận chuyển...

Huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện giai đoạn 2019-2024
Huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện giai đoạn 2019-2024

Sáng 10/5 huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang, biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua quyết thắng huyện Tam Dương.

Hàng nghìn căn hộ tái định cư ở TP.HCM bỏ hoang, nợ phí quản lý hơn 81 tỷ đồng
Hàng nghìn căn hộ tái định cư ở TP.HCM bỏ hoang, nợ phí quản lý hơn 81 tỷ đồng

Hàng nghìn căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP.HCM đang nợ phí quản lý, bị các đơn vị vận hành phát công văn đòi nợ.