Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác ODA thế hệ mới tập trung cho các dự án lớn

Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để Bộ Quốc phòng hai nước tăng cường giao lưu, nâng cao hiểu biết, củng cố tin cậy lẫn nhau và cùng nhau hợp tác trên cơ sở phù hợp với nhu cầu, khả năng hợp tác và cùng có lợi trên tinh thần quan hệ hai nước "chân thành, tình cảm, tin cậy".

Chiều 6/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru đang thăm chính thức Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư chất lượng cao nhiều hơn nữa vào Việt Nam đi cùng với chuyển giao công nghệ, hợp tác nâng cao năng lực quản trị và đào tạo nhân lực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư chất lượng cao nhiều hơn nữa vào Việt Nam đi cùng với chuyển giao công nghệ, hợp tác nâng cao năng lực quản trị và đào tạo nhân lực. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản thăm Việt Nam; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương, đưa quan hệ hai nước phát triển đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn, vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của mỗi nước, khu vực và trên thế giới.

Qua Bộ trưởng, Thủ tướng gửi lời cảm ơn tới các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã cử đặc phái viên, nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide tới viếng Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đồng thời chuyển lời mời Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sớm thăm lại Việt Nam vào thời gian phù hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru vui mừng nhận thấy từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 9/1973), với sự nỗ lực của hai bên, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực.

Năm 2023, hai nước đã tổ chức gần 500 hoạt động thiết thực, có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại Châu Á và trên thế giới.

Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư chất lượng cao nhiều hơn nữa vào Việt Nam đi cùng với chuyển giao công nghệ, hợp tác nâng cao năng lực quản trị và đào tạo nhân lực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới; coi trọng và mong muốn cùng Nhật Bản triển khai thực chất, hiệu quả khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại Châu Á và trên thế giới.

Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư chất lượng cao nhiều hơn nữa vào Việt Nam đi cùng với chuyển giao công nghệ, hợp tác nâng cao năng lực quản trị và đào tạo nhân lực; tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nâng kim ngạch thương mại song phương, tạo điều kiện hơn nữa cho nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản; thúc đẩy hợp tác ODA thế hệ mới tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm; hợp tác trong các lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…; đẩy mạnh hợp tác đào tạo nghề, hợp tác lao động và tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sinh sống, học tập, làm việc; thúc đẩy giao lưu văn hóa, thể thao, giao lưu nhân dân; hợp tác giải quyết các vấn đề về dân số và phát triển, cạn kiệt tài nguyên, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Khẳng định quan hệ hợp tác quốc phòng là một trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và đề nghị hai Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ trang thiết bị, an ninh mạng, hợp tác giữa các doanh nghiệp quốc phòng…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam những năm qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam những năm qua. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản đã dành cho Bộ Quốc phòng Việt Nam sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả; khẳng định Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để Bộ Quốc phòng hai nước tăng cường giao lưu, nâng cao hiểu biết, củng cố tin cậy lẫn nhau và cùng nhau hợp tác trên cơ sở phù hợp với nhu cầu, khả năng hợp tác và cùng có lợi trên tinh thần quan hệ hai nước "chân thành, tình cảm, tin cậy".

Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru cảm ơn Thủ tướng đã dành thời gian tiếp; gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có đóng góp to lớn trong thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản; đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam những năm qua.

Bộ trưởng cũng thông báo kết quả hội đàm tốt đẹp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; cho biết chuyến thăm Việt Nam lần này nhăm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản và thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm phát triển hơn nữa trong thời gian tới, trong đó có những lĩnh vực mà Thủ tướng đã đề cập.

Bộ trưởng cho biết sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền và trao đổi lại với các cơ quan chức năng của Nhật Bản để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác khác mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ý kiến.

Tại cuộc tiếp, hai bên đã trao đổi về tình hình thế giới và khu vực. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên Hợp quốc và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Theo chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?
193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Guterres nhấn mạnh, các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên "sẽ là một bi kịch".

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc thực hiện được quy định như thế nào?

LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) vừa công bố thông tin bổ sung nội dung họp đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9 tới. HĐQT LPBank trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua tối đa 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai, tính theo thị giá hiện hành tương đương khoảng gần 10.000 tỷ đồng.

Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh
Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh

Theo đó, công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự tại 3 tỉnh Hưng Yên, An Giang, Nghệ An...

Dịch vụ cấy chỉ thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT
Dịch vụ cấy chỉ thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT

Bà Trần Thị Khuyến có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Thuận, tạm trú tại tỉnh Khánh Hòa. Bà Khuyến đang trị liệu cấy chỉ tại Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa (có giấy chuyển viện ngoại trú). Vậy, bà Khuyến có được thanh toán BHYT không? Nếu được thì kèm theo điều kiện nội trú hay ngoại trú?

Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn: Phát động cuộc thi “Review du lịch Mỹ Sơn”
Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn: Phát động cuộc thi “Review du lịch Mỹ Sơn”

Kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn, tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024). Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức cuộc thi video clip “Review du lịch Mỹ Sơn”.