Thủ tướng thăm mô hình chế biến tôm xuất khẩu trước Hội nghị về phát triển ngành tôm Việt Nam
Chiều 5/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm mô hình chế biến tôm xuất khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đây là chuyến thăm trước Hội nghị về phát triển ngành tôm Việt Nam sẽ diễn ra sáng nay 6/2 .
THCL Chiều 5/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm mô hình chế biến tôm xuất khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đây là chuyến thăm trước Hội nghị về phát triển ngành tôm Việt Nam sẽ diễn ra sáng nay 6/2.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Tập đoàn thủy sản Minh Phú.
Tới thăm quan quy trình sản xuất, chế biến thủy sản tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua của doanh nghiệp, với thành tựu thương hiệu của một đơn vị xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới và giải quyết việc làm cho đông đảo người lao động; đồng thời cũng đánh giá cao Minh Phú đang nghiên cứu áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm cả thâm canh, quảng canh, cả nuôi tôm lúa, tôm rừng với phương châm vừa bảo vệ môi trường, vừa mở rộng sản xuất.
Về mô hình nuôi tôm trong rừng đước, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn nghiên cứu để vừa phát triển nuôi tôm, vừa bảo vệ rừng và môi trường. Với lực lượng lao động lớn, Minh Phú cũng cần quan tâm đến đời sống người lao động, dành mặt bằng nguồn lực đầu tư nhà ở cho công nhân.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam và thế giới về xuất khẩu tôm. Theo lãnh đạo Tập đoàn này, sản phẩm thủy sản của Minh Phú, trong đó chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, đang xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng kim ngạch xuất khẩu tôm năm ngoái đạt khoảng 535 triệu USD, đứng đầu Việt Nam và thế giới. Hiện doanh nghiệp đang giải quyết việc làm cho 12.000 lao động với mức lương bình quân là khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài nuôi tôm thâm canh và một số hình thức nuôi khác, lãnh đạo Công ty cũng đang kiến nghị các ngành và địa phương về định hướng phát triển nuôi tôm rừng đước theo hướng vừa bảo vệ, phát triển rừng, vừa nuôi tôm sạch.
Theo mô hình này, Minh Phú sẽ liên kết những hộ nông dân thành lập doanh nghiệp xã hội, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cung cấp thức ăn hữu cơ giúp nông dân trực tiếp tham gia nuôi tôm tạo nguồn nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính và có thể dễ dàng truy suất nguồn gốc tôm. Đây là hướng đi mới, có thể giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương, tận dụng lợi thế Cà Mau có tới 100.000ha rừng và nếu phát triển tốt có thể khuyến khích nông dân trồng rừng và nâng diện tích nuôi tôm trong rừng đước lên tới 200.000ha.
Theo nghiên cứu của doanh nghiệp, với phương thức nuôi sử dụng thức ăn sinh thái hữu cơ, sản lượng tôm nuôi trong rừng đước có thể đạt 1,5 tấn/ha/năm và thậm chí có thể đạt 2,5 tấn/ha/năm. Minh Phú phấn đấu đến năm 2026 xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Tập đoàn thủy sản hàng đầu này cũng bày tỏ hy vọng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ và địa phương, mục tiêu này có thể về đích sớm vào năm 2021.
Với sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng mong muốn Minh Phú phấn đấu đạt 2 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2021, góp phần sớm đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước đạt 10 tỷ USD.
Nguyễn Quyên
Tin mới
Các bước thực hiện gia hạn đăng kiểm tự động cho ô tô
Không cần đưa xe đến trung tâm đăng kiểm xếp hàng, chờ đợi… từ ngày 3/6, xe ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải có thể tự tra cứu thông tin và in giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, tem kiểm định.
Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế
Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2023. Theo đó, các chế độ chính sách quy định tại Nghị định, được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Thanh Hóa: Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn còn nhiều khó khăn
Với mục tiêu kiểm soát chất lượng nông sản, ổn định đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng và hình thành các chuỗi cung ứng nông sản an toàn. Tuy nhiên, do sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, vốn đầu tư lớn, đầu ra bấp bênh, công tác giám sát chất lượng chưa đồng bộ..., khiến quá trình xây dựng chuỗi nông sản an toàn gặp nhiều khó khăn.
Kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Công an TP. Thanh Hóa vừa huy động tối đa lực lượng với nòng cốt là Đội Cảnh sát giao thông trật tự, đồng loạt ra quân xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên, học sinh điều khiển mô tô, xe máy vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
TP. Hồ Chí Minh: Có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông
5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông, với số tiền phạt hơn 291 tỷ đồng, trong đó có đến 50.439 vụ vi phạm nồng độ cồn.
Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ trao tặng 100 xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học tỉnh Đồng Nai
Vừa qua, Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, tổ chức trao tặng 100 xe đạp cho các em học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, tỉnh Đồng Nai.
Câu chuyện thương hiệu
TPBank gửi triệu món quà may mắn tri ân khách hàng
PC Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành lưới điện
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại tỉnh Điện Biên
Natrumax Việt Nam: Doanh nghiệp của sự sẻ chia
“Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con”
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên