Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ Tướng yêu cầu xử lý nghiêm vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Trước thực trạng gần đây xảy ra một số vụ việc gây bức xúc dư luận, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm, trong đó có vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng phá rừng tự nhiên, vi phạm đạo đức trong trường học, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại...

Chiều 3/5, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ trưởng, các cơ quan chức năng chấn chỉnh ngay công tác xét duyệt trao giải thưởng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng làm trái, như trường hợp sản phẩm chức năng cho bệnh nhân ung thư làm từ than tre.

Dẫn báo cáo của một số tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay khoảng 6,5-7,1%, Thủ tướng cho rằng, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như giá dầu có thể tăng cao, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn… 

Một thách thức lớn là năng suất lao động trong nước còn thấp. Sức cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế trước sự biến đổi của thế giới còn là vấn đề đáng lo ngại. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, chưa đổi mới, chưa quyết liệt trong công việc. Nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Do đó, Thủ tướng đề nghị từng thành viên Chính phủ, các đồng chí bộ trưởng, tư lệnh các ngành phải luôn nhận thức rõ ràng trọng trách với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân, thực sự đổi mới, cầu thị, sát việc, sát thực tiễn, sát dân, theo dõi, ứng phó kịp thời với các vấn đề mới, biến động rất nhanh của bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế. Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa thì lạnh”.

Một lần nữa trong phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh tế được xác định nhất quán là ưu tiên hàng đầu năm 2018 và các năm tiếp theo của Chính phủ.

Thủ Tướng yêu cầu xử lý nghiêm vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm - Hình 1

Quang cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 (Ảnh: Quang Hiếu)

Cần rà soát cơ chế chính sách, quy định pháp luật, nếu không còn phù hợp, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội thì cần sửa ngay. Trong đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh. Tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thủ tướng đề nghị ngành tài chính phát động phong trào toàn ngành liêm chính.

Trong đầu tư công, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình dự án, xử lý nghiêm một số tổ chức cá nhân vi phạm làm chậm tiến độ; sớm đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công.

Cùng với việc yêu cầu các bộ, ngành có giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, Thủ tướng chỉ đạo cần có biện pháp phòng vệ thương mại, đẩy mạnh công tác thị trường. Đặc biệt là không để tình trạng chi phối, lũng đoạn thị trường trong nước. Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có chương trình, kế hoạch đưa hàng Việt Nam vào siêu thị cùng với việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thủ tướng đề nghị ngành y tế chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát cao trong mùa hè. Nâng cao y đức, nghiêm trị các hành vi bạo lực đối với thầy thuốc, cán bộ y tế.

Liên quan đến hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa trời” mà dư luận phản ánh gần đây, Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vi phạm, không để ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, gia đình.

Nhân đây, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, các cơ quan chức năng chấn chỉnh ngay công tác xét duyệt trao giải thưởng sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Đây là việc làm cần thiết để tôn vinh, khích lệ, khuyến khích các sản phẩm tốt có chất lượng, nhưng cũng rất dễ bị lợi dụng làm trái, như trường hợp sản phẩm chức năng cho bệnh nhân ung thư làm từ than tre. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng trung ương chỉ đạo xử lý nghiêm không để tình trạng vi phạm tái diễn.

 Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ
Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão
Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão

Ngày 30/4, tại Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn, UBND huyện An Lão (TP. Hải Phòng) tổ chức Lễ dâng hương và chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”. 

Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”
Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

Từ ngày 29/4 đến hết ngày 7/5/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm - Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh TP. Hải Phòng tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Cơ quan Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vừa phát hiện, thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.