Nội dung thông báo cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với rìa bắc của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Bộ nối với vùng áp thấp trên biển Đông, sau kết hợp với trường gió Đông nên trong 24 giờ qua, ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa từ 04h ngày 07/10 đến 04h ngày 08/10 phổ biến 250 – 500mm, có nơi cao hơn như Bạch Mã 519mm, A Lưới 598mm, Tà Lương 523mm.

Nhiều con đường ở TP Huế biến thành sông từ ngày 7.10Nhiều con đường ở TP Huế biến thành sông từ ngày 7.10

Mực nước trên các sông ở mức trên báo động (BĐ) 1 và đang lên (sông các huyện miền núi trên BĐ1). Trước diễn biến thời tiết mưa lũ trên địa bàn, trưởng BCH PCTT và TKCN  tỉnh TT Huế yêu cầu BQL Đầu tư và XD Thuỷ lợi 5 vận hành điều tiết hồ Tả Trạch. Thời gian bắt đầu xả lũ là 11h30 ngày 8/10 và điều tiết lưu lượng tăng dần, tránh đột biến từ 140- 900m3/s,

Thuỷ điện A Lưới xả lũThuỷ điện A Lưới xả lũ

Do ảnh hưởng của việc điều tiết xả lũ này, mực nước Sông Hương 7g sáng 8/10 dưới báo động 2 là 0,34m, dự kiến đến 13h 8/10 sẽ lên trên báo động 3 là 2m

Hồ Hương Điền 4h sáng ngày 8/10 ở mức 53,66m, lưu lượng nước về hồ 4318m3/s, BCH PCTT và TKCN tỉnh TT Huế cũng yêu cầu Công ty Thuỷ điện Hương Điền vận hành xả lũ từ 8h sáng ngày 8/10 với lưu lượng mức 500- 600m3/s, dự kiến đến trưa 8/10 nước về hạ du ở mức xấp xỉ báo động 2

nhiều nhà dân ngập trong nướcNhiều nhà dân ngập trong nước

Trước đó, BCH PCTT và TKCN tỉnh TT Huế đã quyết định, mở cửa van điều tiết xả lũ hồ thuỷ điện A Lưới từ 11h ngày 7/10 thay vì 8h ngày 9/10 như thông báo trước đó. Lượng nước được điều tiết về hạ du huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) với lưu lượng tăng dần từ 100-1000m3/s.

Được biết, mưa to kèm gió lớn nên từ hôm qua 7/10 đến nay nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Huế và nhiều huyện thị như Phú Vang, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền,… nước ngập sâu. Quốc lộ 49 nối TP Huế với huyện vùng núi A Lưới bị sạt lỡ gây tắc đường

Quốc lộ 49 lên A Lưới bị sạt lỡ, tắc đường ngày 8/10Quốc lộ 49 lên A Lưới bị sạt lỡ, tắc đường ngày 8/10

Để chủ động ứng phó với mưa lớn diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân, tài sản của nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế đã chỉ đạo các địa phương triển khai sơ tán dân khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, gò đồi, ven sông suối, ven biển; khu vực thấp trũng, ngập úng đô thị; đảm bảo an toàn cho các khu vực đang thực hiện chương trình tái định cư; hướng dẫn cho các phương tiện, tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn.

Chỉ đạo khẩn trương di chuyển, gia cố các lồng, bè nuôi thủy sản trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản cao triều, hạ triều ven biển, ven sông, suối đảm bảo an toàn; có phương án bảo vệ, phòng tránh các thiệt hại có thể xảy ra cho khu nuôi thủy sản; tuyệt đối không để người dân ở trên các lồng, bè nuôi thuỷ sản khi mưa lũ xảy ra.

Tổ chức kiểm tra kho tàng, nhà xưởng, công sở, di tích văn hóa; dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế và bình ổn giá cả thị trường.

Một con đường ở phường Vỹ Dạ (Huế)Một con đường ở phường Vỹ Dạ (Huế)

Đối với các công trình thuỷ điện đang thi công dở dang, công trình chưa được phép tích nước, Sở Công Thương chỉ đạo các chủ đầu tư mở các cửa van ở trạng thái mở hoàn toàn; thực hiện các nội dung phương án đảm bảo vận hành an toàn công trình và an toàn vùng hạ du theo quy định.

Đối với các hồ thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các chủ đập, chủ đầu tư, nhà thầu thi công triển khai phương án đảm bảo hồ chứa và vùng hạ du, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, hồ đang thi công và hồ chứa nhỏ.

Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh phối hợp với các địa phương vận hành mở các cửa van công trình Thảo Long, Cửa Lác, các cống trên đê sẵn sàng thoát lũ nhanh.

Trần Minh Tích