Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thừa Thiên Huế: Rừng phòng hộ ven biển bị đốn hạ để nuôi tôm trên cát

Nhiều diện tích đất rừng phòng hộ ven biển tại xã Vinh Mỹ-huyện Phú Lộc-tỉnh Thừa Thiên Huế bị người dân đốn hạ để nuôi tôm. Do cánh rừng chắn cát, chắn sóng đã bị đốn hạ nên mỗi khi có gió từ biển thổi vào người dân đều lãnh đủ, không những vậy nước thải từ các hồ nuôi tôm làm ô nhiễm ven bờ biển.

Rừng phòng hộ “chảy máu” vì nuôi tôm trên cát

Giữa tháng 4/2017, chúng tôi có mặt tại khu vực nuôi tôm tại các thôn 1,2,3 của xã Vinh Mỹ. Mặc dù tháng cao điểm để thả tôm đã qua, nhưng hiện tại nước thải từ các hồ nuôi tôm trên cát tại xã Vinh Mỹ vẫn tiếp tục tiếp diễn biến, biển vẫn đang bị ô nhiễm vì nước thải từ các hồ tôm. Anh Lại Công Cường-người dân thôn 2-xã Vinh Mỹ cho hay, hiện tại toàn xã có hơn 100 hồ tôm. Trước đây có một con mương tự nhiên dài khoảng 500m, nhưng do nuôi tôm ồ ạt không có quy hoạch nên con mương đã bị xói, nước hai bên con mương tù đọng ngay mép biển, một lượng nước thải chưa qua xử lý, xả thẳng ra biển gây ô nhiễm môi trường, làm sạt lở cánh rừng ven biển tại đây.

Thừa Thiên Huế: Rừng phòng hộ ven biển bị đốn hạ để nuôi tôm trên cát - Hình 1

Khu vực rừng phòng hộ giờ chỉ còn là... cát trắng

Người dân thôn 1 cho hay, trước đây khu vực rừng phòng hộ là một khu rú, sau này người dân bắt đầu trồng cây dương, tràm, phi lao tạo thành một lá chắn vững chắc ngay trước bờ biển. Tuy nhiên do khu rừng bị chặt, làng mất đi lá chắn tự nhiên, nên hiện nay mỗi khi có gió thì nhiều nhà trong làng toàn là cát. Hơi nước từ biển thổi vào khiến nhiều diện tích trồng cây hoa màu của người dân chết dần không canh tác được.

Theo ông Lại Quang Thanh, người bỏ ra nhiều công sức để ngăn cản việc chặt rừng phòng hộ tại xã Vinh Mỹ, khi trong xã bắt đầu thả tôm chân trắng vào năm 2004 thì rừng phòng hộ bắt đầu bị đốn hạ. Thời điểm đó có đến 20ha đất rừng phòng hộ bị chặt. Theo ước tính của ông Thanh, nếu tính cả bờ thừa ao thải nước thải thì có đến 36ha rừng phòng hộ bị lấn chiếm để nuôi tôm.

Cũng theo ông Thanh, khu vực mộ tổ của họ Lương trong làng có từ thời chúa Nguyễn đến nay. Khi dự án nuôi tôm bắt đầu triển khai, những hồ nuôi tôm được đào gần ngay với khu vực lăng mộ khiến khu mộ bị sụt lún. Trong các đợt tiếp xúc cử tri, các đại biểu đã đề nghị những chủ nuôi tôm phải có biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Thế nhưng theo ông Thanh, mặc dù đã kiến nghị nhưng các hồ tôm chỉ cách mộ tổ của nhà khác chỉ chưa đầy 15m.

Trồng cây thay thế 4 lần, 3 lần... cây chết

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ có việc đốn hạ rừng phòng hộ ven biển bởi lẽ người dân đã lợi dụng nghị quyết của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015-2016 để chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác để thực hiện dự án xây dựng khu quy hoạch nuôi tôm xen ghép cao triều xã Vinh Mỹ. Nhiều người dân sau đó đã lấn chiếm và chặt phá rừng phòng hộ, đào ao thả tôm với diện tích 19,5 ha.

Thừa Thiên Huế: Rừng phòng hộ ven biển bị đốn hạ để nuôi tôm trên cát - Hình 2

Mương nước ô nhiễm bởi nước thải từ hồ nuôi tôm

Điều đáng nói rằng, không chỉ chặt phá làm rừng phòng hộ bị “chảy máu” thì nhiều hộ nuôi tôm tại xã này không nằm trong quy hoạch của  địa phương. Theo ông Phan Như Ý - Phó chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ, hiện tại trên địa bàn xã có 27ha nuôi tôm trên cát, trong đó số diện tích phê duyệt để chuyển đổi rừng để đưa vào nuôi tôm chỉ là 19,5 ha.

Đối với số diện tích nằm ngoài diện tích quy hoạch, ông Ý giải thích rằng, có 3 ha nuôi trước năm 2011 là phần diện tích rừng chuyển đổi để nuôi tôm. 4,3 ha còn lại do dân chặt phá, lấn chiếm từ tháng 5/2015 chủ yếu tại thôn 1 của xã.

Ông Ý cho hay đối với 11 hộ dân tự ý chặt rừng nói trên khi phát hiện phía xã đã cho đình chỉ, tuy nhiên người dân tiếp tục múc để đào ao nuôi tôm. Sau khi vào cuộc kiểm tra các hộ này đã xử phạt với số tiền 144 triệu đồng, đồng thời yêu cầu trồng lại rừng.

Tại khu vực rừng phòng hộ bị chặt nay đang được trồng lại, theo quan sát của PV, khu vực rừng này chỉ còn là một vùng đất trống đầy cát, dưới nền ngổn ngang nhánh cây rừng còn sót lại. Người dân thôn 1 bức xúc bởi việc trồng cây thay thế chỉ là... cho có. 

Người dân ở đây cho rằng, việc hoàn trả lại mặt bằng diễn ra rất chậm, nhiều khu vực bị đốn hạ giờ chỉ còn trơ gốc cây. Việc trồng cây vào mùa hè, thiếu sự chăm sóc khiến cây không phát triển được. Về vấn đề này, ông Ý thừa nhận, vì thời tiết nắng nóng, nên mặc dù đã trồng 3 lần nhưng cây vẫn chết và không phát triển. “Hiện UBND xã đã đề nghị các hộ tranh thủ thời tiết tiếp tục trồng, chăm sóc để đảm bảo các cây mọc bình thường”, ông Ý trao đổi. Cũng theo ông Ý, trong thời gian tới, nếu chủ sử dụng đất sử dụng không đúng với mục đích phía xã sẽ đề nghị UBND huyện Phú Lộc thu hồi lại.

 Đình Duy-Phương Dung

Bài liên quan

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.