Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thúc đẩy hoạt động tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ

Phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội luôn được các bộ, ngành và địa phương quan tâm, thúc đẩy triển khai.

Tích cực và chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học

Ở các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương, nhiệm vụ này chủ yếu được thực hiện dưới hình thức hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ, thông thường được gắn với các hoạt động khoa học công nghệ (KHCN). Các bộ đã tích cực và chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực quản lý của bộ.

Một số ví dụ điển hình như: Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã phê duyệt 6 chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ; xây dựng, triển khai các nhiệm vụ KHCN, trong đó tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ (SHTT) nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường, tạo bước đột phá với những sản phẩm chất lượng cao; đăng ký quyền SHTT đối với một số kết quả nghiên cứu KHCN…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy định về SHTT đối với các sản phẩm nghiên cứu KHCN nhằm khuyến khích tính trung thực, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, khuyến khích tôn trọng, xác lập và khai thác hiệu quả quyền SHTT đối với các sản phẩm nghiên cứu.

Bộ Ngoại giao: Thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học và công bố các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các đơn vị trong Bộ; có các biện pháp tích cực để xây dựng thương hiệu, quyền SHTT cho các sản phẩm nghiên cứu KHCN của Bộ…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020; mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột; triển khai xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho một loạt các sản phẩm nông nghiệp[1]; đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích đối với một số kết quả nghiên cứu KHCN…

Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã chuyển giao nhiều kết quả nghiên cứu KHCN, quy trình sản xuất, bài thuốc, bí mật về dược chất trong dược liệu…, nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Đặc biệt, để thúc đẩy hoạt động phát triển tài sản trí tuệ ở các tổ chức nghiên cứu - đào tạo, từ nhiều năm trước, với sự hỗ trợ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học thiết lập và phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ về SHTT: Các hoạt động này được thực hiện thông qua hai dự án là dự án Trung tâm Hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) được triển khai từ năm 2009 và dự án Môi trường SHTT kiến tạo (EIE) được triển khai từ năm 2016. Các dự án này nhằm mục tiêu hỗ trợ kỹ năng khai thác thông tin KHCN nói chung, thông tin sở hữu công nghiệp và cụ thể là thông tin sáng chế nói riêng nhằm thúc đẩy quá trình đăng ký SHTT của các viện/trường; hỗ trợ nâng cao năng lực về SHTT và đổi mới sáng tạo cho cán bộ của các viện, trường trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, đăng ký và thương mại hóa sáng chế, từ đó góp phần nâng cao số lượng, chất lượng và giá trị thương mại của sáng chế trong các viện, trường.

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đã giúp nhiều sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đã giúp nhiều sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ

Năm 2020, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương tiếp tục triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ. Các hoạt động này chủ yếu được lồng ghép với việc thực hiện các Chương trình, Đề án, kế hoạch phát triển chung cũng như theo từng ngành lĩnh vực của địa phương như Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... Nhiều dự án về xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, chủ yếu là nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc thù, sản phẩm chủ lực của địa phương đã được triển khai; các tổ chức, cá nhân không chỉ được tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký mà còn được hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ quyền SHTT.

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được triển khai rộng khắp các địa phương, đến nay đã qua 3 giai đoạn (2006-2010, 2011-2015, 2016-2020). Trong năm 2020, đã có 181 dự án được các địa phương triển khai thực hiện với 16 sáng chế/giải pháp hữu ích được hỗ trợ bảo hộ, khai thác, 279 sản phẩm đặc thù địa phương được hỗ trợ bảo hộ, quản lý quyền SHCN, 23 tổ chức tập thể được thành lập để quản lý tài sản trí tuệ cộng đồng, 8981 lượt người được tập huấn, đào tạo về SHTT, 1.406 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ về SHTT, 125 lượt phát sóng truyền hình tuyên truyền về SHTT.

Để nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều hoạt động kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng, đổi mới công nghệ đã được triển khai ở nhiều địa phương như An Giang, Bình Phước, Bắc Kạn, Cà Mau, Đồng Nai, Lạng Sơn, TP.Hồ Chí Minh… Việc hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ chủ yếu tập trung vào trưng bày, quảng bá sản phẩm tại các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, chuyên mục truyền hình, tổ chức chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại.

Các sản phẩm được bảo hộ và trong quá trình xác lập quyền SHTT được hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, hỗ trợ xây dựng cơ chế quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, xây dựng các tài liệu kỹ thuật nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, hàng hóa được đưa ra thị trường có giá trị gia tăng cao hơn, nhiều hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu như hồi, quế (Lạng Sơn), hạt điều (Bình Phước), cam (Hòa Bình), cà phê (Đắk Lắk)…

Năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, nhưng số lượng đơn đăng ký xác lập quyền SHCN vẫn tăng nhẹ so với năm 2019 (trung bình 1,3% so với năm 2019), trong đó đơn sáng chế tăng 3,1%, đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 3,3%, đặc biệt là đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 22 đơn, tăng 57%. Trong khi số lượng đơn đăng ký sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích) của các tổ chức, cá nhân nước ngoài giảm 2% thì số lượng đơn đăng ký sáng chế của các tổ chức, cá nhân Việt Nam tăng 35% (1.505 đơn đăng ký sáng chế năm 2020 so với 1.115 đơn năm 2019). 

Điều này chứng tỏ rằng nhu cầu và nhận thức về việc bảo hộ quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân trong nước đã có sự gia tăng đáng kể. Đây cũng là kết quả từ các nỗ lực của Cục Sở hữu trí tuệ nói riêng, của các bộ ngành, địa phương nói chung trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về SHTT, tập huấn kỹ năng tra cứu thông tin và viết bản mô tả sáng chế cho các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu.

Số lượng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cấp ra tăng 18,1% so với năm 2019, trong đó giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tăng gấp đôi, bằng độc quyền sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích) tăng 57,3% và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tăng 17% so với năm 2019.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Nhiều năm nay, công nghệ sửa chữa nóng (hotline) lưới điện đã được Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đẩy mạnh ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"
Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

Bộ Giao thông vận tải đã trực tiếp trao đổi với các bên liên quan (nhà đầu tư, doanh nghiệp, ngân hàng...) để có giải pháp giải quyết dự án BOT giao thông theo hướng cùng nhau khắc phục tồn tại, bất cập, giảm tối đa thiệt hại và theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

3 doanh nghiệp BĐS âm vốn chủ sở hữu, 18 doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ trái phiếu
3 doanh nghiệp BĐS âm vốn chủ sở hữu, 18 doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ trái phiếu

Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản, có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Đẩy mạnh đầu tư, THACO tuyển dụng gần 15.000 nhân sự
Đẩy mạnh đầu tư, THACO tuyển dụng gần 15.000 nhân sự

Để đáp ứng nhu cầu quản trị và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới, THACO sẽ tuyển dụng 14.746 nhân sự, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp, tiếp đến là cơ khí chế tạo và thương mại dịch vụ.

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, đại diện BIDV cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.

Nam Định tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Nam Định tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nhằm tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, UBND tỉnh Nam Định vừa chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý mặt hàng xăng dầu.