Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại 3 địa phương

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 12/3/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 03 địa phương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại 3 địa phương.
Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại 3 địa phương.

Thông báo nêu: Ngày 1/3/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì làm việc trực tuyến với lãnh đạo 3 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn. 

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương, đánh giá cao các địa phương: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chú trọng nâng cao tính kết nối giữa ba địa phương để thúc đẩy cùng nhau phát triển, nhất là về hạ tầng giao thông, đạt được nhiều kết quả tích cực trong năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024.

Để tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương nghiên cứu, bám sát, cập nhật các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để kịp thời có các điều chỉnh phù hợp trong xây dựng chính sách, triển khai thực hiện tại địa phương, tránh tình trạng nhiều văn bản, quy định đã được ban hành nhưng địa phương vẫn chưa cập nhật kịp thời.

Các địa phương cần tích cực, chủ động làm việc cụ thể với các bộ, cơ quan để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Ngoài ra, các địa phương cũng cần chủ động tham mưu, đề xuất phương hướng xử lý cụ thể cho các bộ, cơ quan trung ương; tập trung nghiên cứu, tham gia ý kiến cụ thể, xác đáng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang được các Bộ, cơ quan xây dựng, lấy ý kiến, nhất là đối với các dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai (sửa đổi).

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi), trình Chính phủ xem xét, ban hành để sớm đưa 02 luật này vào cuộc sống.

Ưu tiên trả lời, xử lý 9 kiến nghị

Các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xem xét, xử lý, hướng dẫn và trả lời cụ thể các kiến nghị chưa được giải quyết của các địa phương tại 02 Thông báo kết luận số 198/TB-VPCP ngày 31/5/2023, số 426/TB-VPCP ngày 20/10/2023 và các kiến nghị mới phát sinh tại cuộc họp ngày 1/3/2024, tránh việc trả lời chung chung, không rõ hoặc chỉ viện dẫn các quy định pháp luật hiện hành. Trong đó ưu tiên trả lời, xử lý 09 kiến nghị sau trong tháng 3 năm 2024:

Kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng:

(i) Về kiến nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét phương án sắp xếp, xử lý tài sản công để thực hiện các Dự án tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, thành phố Hải Phòng; sớm trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu, có văn bản trả lời thành phố Hải Phòng theo thẩm quyền.

(ii) Về kiến nghị bổ sung quy định chuyển tiếp đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trước ngày Nghị định quy định hoạt động lấn biển theo quy định tại Điều 190 Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành và đã được giao khu vực biển; được sử dụng chỉ tiêu sử dụng đất đã được phê duyệt tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà không phải đợi điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, có văn bản trả lời thành phố Hải Phòng theo thẩm quyền.

(iii) Về kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án khu công nghiệp Tràng Duệ 3, Nam Tràng Cát, Giang Biên II và dự án các bến cảng số 9, 10, 11, 12 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xem xét kiến nghị của thành phố Hải Phòng.

Kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh:

(i) Về kiến nghị hướng dẫn cụ thể về việc xác định định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học để làm căn cứ triển khai Đề án tự chủ của Trường Đại học Hạ Long: Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và có văn bản trả lời tỉnh Quảng Ninh.

(ii) Về kiến nghị được sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên để thanh toán nhiệm vụ lập các Quy hoạch mang tính chất chuyên ngành: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Quảng Ninh theo thẩm quyền.

(iii) Về kiến nghị báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi nội dung quy định tại điểm g1, khoản 1, Điều 3, Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án thuộc khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới theo hướng "Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Chủ trương đối với các dự án thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch": Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Quảng Ninh.

Kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương

(i) Về kiến nghị bổ sung các quy định pháp luật về chấp thuận chủ trương giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị đã hoàn thành việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên các khu đất của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa làm cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện dự án: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Hải Dương theo thẩm quyền.

(ii) Về kiến nghị hướng dẫn, làm rõ căn cứ và phương pháp tính các chi phí trong tổng mức đầu tư dự án mua sắm thiết bị y tế như: chi phí quản lý dự án, chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí giám sát, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu và chi phí thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu (trong trường hợp chủ đầu tư thực hiện và trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn), chi phí dự phòng; hướng dẫn, làm rõ cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định phương án thiết kế của dự án mua sắm thiết bị (phê duyệt 01 bước hay 02 bước): Giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Xây dựng, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Hải Dương.

(iii) Về kiến nghị hướng dẫn phương án giải quyết tồn tại, vướng mắc về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư Đại An II: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, có văn bản trả lời tỉnh Hải Dương theo thẩm quyền.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.