Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia về giáo dục

Nhằm xây dựng Hệ sinh thái giúp định hình và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số về giáo dục, giúp các đơn vị, tổ chức có thể cập nhật kịp thời sự phát triển chung của thế giới, tối ưu hóa tiến trình tiếp cận các giải pháp, ngày 29/7/2023 tại Quảng Nam, Trung tâm thông tin truyền thông số (6TS) - Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp với các đơn vị triển khai Diễn đàn Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Giáo dục với chủ đề: Ai và tương lai của giáo dục – Cơ hội nào cho Việt Nam.

Diễn đàn được tổ chức nhằm giải quyết các vấn đề và thách thức của tổ chức để thực hiện chuyển đổi số được thành công; Đồng thời tiếp tục hưởng ứng, thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (văn bản số 1931/CĐSQG-CSS ngày 29 tháng 11 năm 2022 về việc tổ chức chương trình “Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia"); Hội Truyền thông số Việt Nam giao Trung tâm Thông tin Truyền thông số phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Giáo dục, trong khuôn khổ Chương trình Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Quốc Gia, nhằm mục tiêu nâng cao năng lực số, theo đó, nâng cao nhận thức đúng - đủ về chuyển đổi số, đặc biệt trong bối cảnh AI cho lãnh đạo giáo dục, quản lý nhà trường, giáo viên nòng cốt.

Diễn đàn bao gồm phần chia sẻ tham luận từ các diễn giả với các chủ đề: Chủ trương, định hướng của chính phủ về Trí tuệ Nhân tạo (AI) tại Việt Nam; Tổng quan về AI trong giáo dục – Xu hướng và thành tựu thế giới; Tâm thế và năng lực của nhà giáo trong kỷ nguyên AI; Hệ thống học thích ứng sử dụng Trí Tuệ Nhân tạo (AI) tiên tiến giúp cá nhân hóa và nâng cao hiệu quả của việc dạy học; Cơ hội chuyển đổi giáo dục từ việc ứng dụng kịp thời và hiệu quả AI; Những thách thức phải đối mặt khi ứng dụng AI liên quan đến bình đẳng, quyền riêng tư và các vấn đề pháp lý khác; Cần chuẩn bị gì để lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh có thể sử dụng AI hiệu quả và an toàn; Các khuôn khổ và ứng dụng AI có thể cân nhắc tham khảo sử dụng tại Việt Nam; Lợi ích khi sử dụng AI vào việc dạy và học, điển hình tại các môn Toán – Tiếng Anh; Tiện ích khi sử dụng AI trong làm việc và hợp tác – kiến tạo không gian số trong cơ sở giáo dục...

Toàn cảnh diễn đànThúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Giáo dục với chủ đề: Ai và tương lai của giáo dục – Cơ hội nào cho Việt Nam
Toàn cảnh diễn đàn Thúc đẩy Tiến trình Chuyển đổi số Giáo dục với chủ đề: Ai và tương lai của giáo dục – Cơ hội nào cho Việt Nam

Trong 2 trụ cột lớn của Chuyển đổi số giáo dục, bao gồm chuyển đổi phương thức quản trị vận hành cơ sở giáo dục, và chuyển đổi phương thức dạy – học của giáo viên và học sinh thì điều hiện lên rõ rệt nhất, điều có tính quyết định, điều có tính thời gian – thời điểm; điều cần suy nghĩ và ra những quyết sách thật kịp thời – điều không thể chần chừ bỏ lỡ để thay đổi chất lượng giáo dục từ bên trong mỗi nhân tố liên quan, đó chính là nhận thức đầy đủ về tình hình thế giới trong bối cảnh AI và tìm kiếm những cơ hội chuyển đổi có tính chiến lược, vững chắc trong điều kiện nguồn lực có giới hạn, tại đất nước đang phát triển như Việt Nam.

Đó là lý do vì sao bàn về Cơ hội do AI mang lại trong bối cảnh mới, ngoài những thảo luận về chủ trương, chính sách và cơ hội từ AI mang lại, diễn đàn dành nhiều thời gian để bàn về tâm thế của người thầy. Người thầy nào sẽ dẫn dắt học trò của mình đi ung dung trên con đường chuyển đổi? Ai sẽ là người thầy đó? Làm sao để trở thành người thầy đó? Lộ trình nào cho một người thầy “analog” – người thầy truyền thống để trở thành một người thầy “digital” – người thầy của hiện tại và tương lai?

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến đồng tình, trí tuệ nhân tạo AI ngày càng tác động đến cuộc sống con người, nhiều công việc trước đây cần con người tính toán sắp xếp phân tích và tổng hợp thông tin đều được tự động hóa bởi AI. Chắc chắn xu hướng này sẽ có tác động đến giáo dục.

Việc dạy học của giáo viên trước tiên sẽ bị thay đổi, bởi việc học của học sinh trong thời đại của trí tuệ nhân tạo, việc phải ghi nhớ những thông tin số liệu ngày càng trở nên kém cần thiết, việc phải thành thạo giải nhanh những bài tập nặng về áp dụng công thức tính toán khô khan mà không gắn với thực tế và vấn đề cuộc sống cũng không còn nhiều ý nghĩa. Điều này cũng có nghĩa việc dành hàng giờ để học thuộc lòng các kiến thức giãi bày trước trước bài tập thông tin không còn là cách học đúng trong thời đại của AI.

Theo ông Lê Đức Sảo, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam, những điều mà chúng ta cần phải ưu tiên giáo dục học sinh chắc chắn phải tập trung vào những việc mà AI không làm được. Đó là ưu tiên giáo dục, học sinh thực sự thành thạo những kỹ năng tương tác giữa con người, biết giao tiếp hiệu quả biết hợp tác trong một tập thể, biết nhận biết và giãi bày cảm xúc của mình, có mục đích và ý chí và sự kiên trì trong cuộc sống.

Ông Lê Đức Sảo - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu
Ông Lê Đức Sảo - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam phát biểu

Ông Lê Đức Sảo phân tích, học sinh chắc chắn sẽ không thành thạo giải thích mạch lạc hay tính toán nhanh nhẹn các bài toán như AI, nhưng cần có một hiểu biết nền tảng về trí thức để phát hiện được các vấn đề trong cuộc sống, để có sự tò mò, biết đặt các câu hỏi cho mình và cho AI để giải quyết những vấn đề mình mong muốn. Và cuối cùng các em phải biết cách sống chung với AI, biết nó là gì biết dùng nó khi nào? AI có thể giúp các em làm được gì và không làm được gì và nhận thức rõ các vấn đề đạo đức liên quan đến AI.

Ông Sảo cũng nói thêm, công việc của giáo viên sẽ thay đổi như thế nào? Giáo viên chắc chắn không thể như một thợ dạy được nữa vì AI sẽ làm thợ tốt hơn, chưa kể người thợ này cũng có thể luôn ở bên cạnh các em học sinh hướng dẫn và giải đáp bất kỳ điều gì các em muốn. Do đó công việc của giáo viên sẽ phải tập trung vào những điều mà AI không làm được, đó là tình cảm và sự quan tâm giữa thầy và trò, đó là sự lắng nghe động viên chia sẻ, đó là tấm gương cư xử trong cuộc sống.

Các diễn giả tại Diễn đàn cũng đồng tình, AI thực ra không làm lung lay vai trò của giáo viên, biến công việc của giáo viên trở nên không cần thiết, mà ngược lại công nghệ AI là cơ hội để đưa công việc của giáo viên trở về với đúng ý nghĩa của giáo dục. Giáo viên sẽ là người truyền cảm hứng khơi gợi trí tò mò, mong muốn tìm tòi và khám phá tri thức của học sinh. Giáo viên sẽ là nhà thiết kế trải nghiệm học tập giúp học sinh hình thành các kỹ năng, học cách vận dụng kiến thức và với cả sự trợ giúp của AI để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Cùng với đó, giáo viên sẽ như một huấn luyện viên đồng hành cùng các học sinh, biết cách tạo ra những mục tiêu để học sinh nỗ lực, biết lắng nghe động viên và chia sẻ để cho các em vượt qua chính mình và trở thành phiên bản tốt nhất dựa trên tài năng của các em.

Nửa thế kỷ trước Internet và điện thoại thông minh trở nên phổ biến, học sinh ngày nay đều được tiếp cận và được sử dụng trong nhà trường, giáo viên cũng ngày càng có những công cụ thông minh hơn cho công việc của mình. Do vậy AI cũng sẽ trở thành một công cụ giúp học sinh học tập và thầy cô trong việc dạy. Điều quan trọng là thầy cô sẵn sàng từ bỏ những cách cũ và trang bị cho mình những kỹ năng công nghệ để nắm bắt được những cơ hội mới này cho mình.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Vĩnh Phúc: Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí
Vĩnh Phúc: Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí

Báo cáo về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình tai nạn được kiềm chế, giảm trên cả ba tiêu chí. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra 97 vụ tai nạn giao thông đường bộ, không xảy ta tai nạn giao thông đường thủy, đường sắt.

Khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành huyện Thuỷ Nguyên
Khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành huyện Thuỷ Nguyên

Thực hiện Chủ đề năm 2024 của thành phố và huyện về Chuyển đổi số, chiều 10/5, huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành. Đây là một trong những sự kiện tiêu biểu của huyện hưởng ứng chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Hải Phòng giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024. 

Lập hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa
Lập hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa

Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định số 400 thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Tối 10/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (14/5/1994-14/5/2024).

Gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Ngày 10/5, Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Sự kiện chào mừng các Ngày lễ lớn trong tháng 5, Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 và đặc biệt là Kỷ niệm 150 hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng. 

Quảng Ninh: Phát hiện, buộc tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quảng Ninh: Phát hiện, buộc tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội quản lý thị trường số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh vừa kiểm tra phát hiện, xử lý, buộc tiêu hủy lượng lớn chân gà rút xương, chân bò đông lạnh và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn huyện Tiên Yên.