Thực hiện Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị tại Hải Phòng: Còn sơ sài
THCL Dự thảo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung (quy chế) TP. Hải Phòng vừa được trình HĐND Thành phố tại Kỳ họp thứ 14 - Khóa 14 và đăng công khai trên báo Hải Phòng. Để chuẩn bị cho việc ban hành quy chế này, Sở Xây dựng đã được giao từ lâu ( 4 - 5 năm).
Được biết, Giám đốc Sở Xây dựng yêu cầu Phòng Quản lý và Viện quy hoạch thực hiện, nhưng không lấy ý kiến tham gia của các phòng, ban chuyên môn. Đối chiếu với Thông tư 19/2010/TT-BXD về hướng dẫn lập quy chế ngày 22/10/2010, Quy chế đã ban hành của Hà Nội, TP. HCM, TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình)... thì Quy chế của TP. Hải Phòng còn sơ sài, không chi tiết, không nêu định hướng cụ thể…
Cụ thể, phần quy định chung còn thiếu phần giải thích từ ngữ để hệ thống lại các khái niệm phục vụ công tác cấp GPXD và quản lý công trình xây dựng, như: "Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế (theo QCVN03:2012/BXD”)… Trong khi đó, quy chế của TP. HCM, Hà Nội, TP. Hòa Bình đều có phần giải thích từ ngữ rất cụ thể về từ ngữ “tầng hầm”, “tầng nửa hầm”, “tầng kỹ thuật”, “tầng áp mái”, “mái đua”, “tum”… Quy chế của Hải Phòng còn không thống kê những khu vực đã có quy chế quản lý riêng hoặc quy định quản lý riêng đã được phân cấp thẩm quyền ban hành.
Phần quy chế quản lý đối với quy hoạch và không gian thành phố, không nêu định hướng cụ thể, làm cơ sở để lập nhiệm vụ các đồ án của đô thị cũ, khu vực còn lại của đô thị hiện hữu không định hướng, nhất là trong các vấn đề gây sức ép lên đô thị: quy mô dân số, tái định cư, đấu nối hạ tầng…
Phần quy chế quản lý đối với công trình kiến trúc: Mục 1 đối với công trình công cộng; Mục 2 công trình nhà ở; Mục 3 công trình có tính đặc thù hoàn toàn chưa được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp có tính định lượng. Đa số chỉ nói chung chung như “bảo đảm hài hòa với không gian lân cận, phù hợp với ngôn ngữ kiến trúc xung quanh, thống nhất về ngôn ngữ kiến trúc…”.
Mặc dù ban hành sau các thành phố khác 1 -2 năm và có thời gioan chuẩn bị tương đối lâu (4 - 5 năm), với nguồn kinh phí 2,1 tỷ đồng (đã được bố trí 1,5 tỷ), nhưng Sở Xây dựng không tham khảo các địa phương, đã ban hành quy định về kiến trúc trong đô thị quy chế và vội trình Kỳ họp 14 - HĐND Khóa 14.
Thiết nghĩ, với tốc độ phát triển đô thị của Hải Phòng như hiện nay, việc ban hành quy chế là cần thiết. Đây cũng là một lĩnh vực quan trọng. Do vậy, HĐND Thành phố nên xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi ban hành. Quy chế cần phải đưa ra hướng dẫn cụ thể, thống nhất, từ đó hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác cấp GPXD và quản lý công trình xây dựng sau giấy phép đối với các cơ quan quản lý nhà nước; cung cấp thông tin cần thiết cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cải tạo, xây dựng công trình.
Quỳnh Nga
Bài viết khác
Bình Định mở rộng Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định về việc mở rộng Cụm công nghiệp (CCN) Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn. Theo đó, CCN Bùi Thị Xuân sẽ được mở rộng với diện tích 18,376 ha…
Thanh Hoá: Duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Hói Đào rộng gần 1.400ha
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 4596 về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn đến năm 2045.
Hà Tĩnh sắp có thêm 2 đô thị gần 3.900ha
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu 2 đô thị với tổng diện tích là 3.900 ha. Hai đô thị này sẽ là những khu vực dân cư đô thị văn minh, hiện đại, phù hợp với định hướng quy hoạch chung của thị xã Kỳ Anh.
Đẩy nhanh GPMB dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ
Để kịp thời bàn giao mặt bằng, triển khai thi công đáp ứng yêu cầu tiến độ và kịp thời giải ngân nguồn vốn 2024 đã được bố trí, góp phần chống lũ cho vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ.
Mô hình thí điểm của Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao sẽ thực hiện ở 12 địa phương
Với kết quả của các mô hình thí điểm, sự đồng tình ủng hộ của nhiều hộ nông dân, HTX trồng lúa, Bộ NN&PTNT thống nhất chủ trương với các địa phương nhân rộng các mô hình trên toàn bộ 12 tỉnh, thành và áp dụng ngay trong vụ Thu - Đông 2024 và Đông - Xuân 2024-2025.
Thanh Hóa: Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu
Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.
Hải Phòng sắp đấu giá lô đất xây khu nhà ở gần 2.900 tỷ đồng
Khu đất đấu giá có diện tích 1,65ha, tổng giá khởi điểm 941 tỷ đồng. Thời gian diễn ra đấu giá từ 8h30 ngày 5/12/2024 tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thành phố Hải Phòng.
Đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch 3 tỉnh Khánh Hòa- Phú Yên- Ninh Thuận
Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Phú Yên, Sở VH-TT-DL Ninh Thuận tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh giai đoạn 2023- 2025.
Hà Nội: Bãi bỏ quy định liên quan đến phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc bãi bỏ một số quyết định liên quan đến phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.
Vĩnh Phúc và tập đoàn Vingroup ký thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi xanh
Sáng ngày 23/11, tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững.