Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu: Thước đo “sức khỏe” doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu cho các DN, thương hiệu nông sản, thương hiệu du lịch cho từng vùng, miền… là những vấn đề dành được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam, Thương hiệu & Công luận lược ghi lại một số nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Mong hàng Việt không “trước tốt, sau kém”

Chiều 20/12/2018, tại buổi gặp mặt gần 100 DN có sản phẩm đạt “Thương hiệu quốc gia” năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Sức khỏe của DN chính là sức mạnh của nền kinh tế. Thương hiệu chính là nhiệt kế - thước đo quan trọng hàng đầu cho sức khỏe của DN.

Theo Thủ tướng, chỉ có thị trường, người dân và xã hội mới có khả năng đánh giá đúng, quyết định sự sinh tồn và phát triển của một thương hiệu. Thủ tướng cũng bày tỏ tin tưởng rằng có nhiều thương hiệu xuất sắc, có tiềm năng rất lớn trên thị trường, nhưng chưa được Chương trình thương hiệu quốc gia biết đến, chưa được ghi nhận xứng đáng.

Thủ tướng cho rằng, thị trường có sự sàng lọc và nên xem đó là sự khích lệ, động viên, là một ví dụ về tinh thần đồng hành cùng DN. Vì vậy, đừng để vàng thau lẫn lộn, đừng để người ta trách lúc đầu thì tốt mà sau lại kém. Phải khắc phục nhược điểm này trong một số sản phẩm của DN Việt Nam.

Cho biết nhiều ý kiến trách người Việt Nam sính hàng ngoại, nhưng Thủ tướng lưu ý các DN Việt Nam phải tự hỏi đã làm tốt chưa. Đây cũng là câu hỏi mà nhiều NTD đặt ra - là một trong những lý do khiến NTD mua hàng ngoại.

“Thương hiệu quốc gia với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, phương thức thanh toán thuận lợi, mẫu mã bao bì đẹp, chuỗi cung ứng tốt… là điều mà Chính phủ mong muốn DN phát huy”, Thủ tướng nói và mong các doanh nhân thấu hiểu tinh thần này để trường tồn với thời gian bởi “đường dài mới biết ngựa hay”.

Thủ tướng cũng cho rằng, đã là thương hiệu quốc gia - tức là đại diện cho hình ảnh Việt Nam, thì những sản phẩm này phải được thị trường quốc tế công nhận. Nếu không làm được như vậy, thì chúng ta khó hội nhập thành công. Làm sao có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, như vậy mới xứng đáng được gọi là thương hiệu quốc gia. Theo Thủ tướng, “chúng ta giữ gìn, tôn vinh thương hiệu quốc gia, tức là tôn vinh đất nước”.

Nhiều mặt hàng không có thương hiệu...?

Ngày 22/2/2019, tham dự Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, XK gỗ, lâm sản, Thủ tướng nhấn mạnh: Việc xây dựng thương hiệu DN và thương hiệu quốc gia đối với lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta còn trăn trở khi nhiều mặt hàng trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được, bảo đảm chất lượng mà vẫn phải NK do không có thương hiệu để cạnh tranh ngay cả ở thị trường trong nước. Vấn đề này, phải do bộ phận nghiên cứu thị trường trong nước xem xét.

Thương hiệu: Thước đo “sức khỏe” doanh nghiệp - Hình 1

Thủ tướng nghe đại diện một DN giới thiệu thiết bị chế biến gỗ

Thủ tướng đề nghị cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, bất cập của ngành chế biến XK gỗ, lâm sản để thảo luận và có giải pháp khắc phục. Đó là các vấn đề, như: Nhà nước đã có cơ chế đầu tư xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của ngành chưa; chính sách tín dụng nào hỗ trợ các DN đầu tư vào chế biến; làm sao tạo điều kiện cho người dân trồng rừng, phát triển rừng nguyên liệu; làm thế nào để có nguồn nguyên liệu chất lượng và hợp pháp?...

Thủ tướng cũng lưu ý về những bất cập. Đơn cử, một số lâm sản giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, quế, hồi, sa nhân, thảo quả và nhiều sản phẩm dưới rừng chưa phát huy được giá trị, chúng ta mới XK được rất ít, chủ yếu do chưa xây dựng, phát triển được thương hiệu uy tín với nước ngoài và chế biến chưa tốt.

Trước đó, ngày 20/1/2019, tại Triển lãm Di sản Văn hóa - sâm Ngọc Linh, Thủ tướng đã khẳng định:

Để sâm Ngọc Linh, từ một quốc bảo trở thành quốc kế dân sinh, chúng ta cần xây dựng chiến lược tổng thể, làm tốt ở tất cả các khía cạnh, thông tin truyền thông, nghiên cứu phát triển, thu hút khởi nghiệp, phát huy vai trò nòng cốt của các DN.

Qua đó, sâm Ngọc Linh có thể đem lại những giá trị độc đáo cho hình ảnh của quốc gia như sâm Hàn Quốc và trở thành một yếu tố hấp dẫn du lịch. Điều chắc chắn rằng, sâm Ngọc Linh và những chế phẩm của nó, hoàn toàn có thể và cần thiết vươn ra thị trường thế giới, không kém gì sâm Nhật Bản, sâm Hàn Quốc…

Khơi gợi những khát vọng của dân tộc

Tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ NN&PTNT đầu năm 2019, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu dài hạn, ngành nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng của dân tộc, phải phấn đấu trong 10 năm tới, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất.

Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu Bộ cần làm tốt hơn nữa công tác thị trường, bao gồm cả dự báo, cân đối cung - cầu, phát triển thị trường mới và đặc biệt là xây dựng thương hiệu trong nông nghiệp, từ giống lúa đến gạo, tôm, cá tra…

Ngày 19/2/2019, làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành về tình hình giá gạo giảm so cùng kỳ, Thủ tướng nêu rõ: Lúa gạo chỉ có con đường phát triển duy nhất là nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và cơ cấu lại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường toàn cầu. Bộ NN&PTNT, các địa phương phải triển khai mạnh mẽ hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo để gạo chất lượng cao, gạo dược liệu, gạo chữa bệnh, gạo có thương hiệu của Việt Nam ngày càng phổ cập.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục cùng Bộ NN&PTNT tìm thị trường mới để tiêu thụ lúa dài hơi hơn cho người dân, nhất là khi chúng ta tham gia một số hiệp định thương mại mới gần đây trên cơ sở chất lượng gạo của Việt Nam được đánh giá không kém bất kỳ gạo ở nước ngoài.

Tại Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam từ năm 2017, định hướng cho ngành tôm, Thủ tướng nêu rõ, cần khảo sát để quy hoạch những vùng phù hợp để phát triển nuôi tôm, không để tình trạng tự phát. Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các địa phương hiểu rõ sự lo ngại phụ thuộc quá lớn vào con giống và thức ăn của ngành tôm vào các DN nước ngoài. Đề nghị phải kiểm soát tình trạng độc quyền nhóm trong việc cung cấp con giống và thức ăn của ngành tôm.

Với khát vọng đưa thương hiệu cà phê Tây Nguyên lan tỏa khắp thế giới, Thủ tướng cho rằng, chúng ta phải làm cho 2 chữ “Tây Nguyên” luôn hiện hữu trong trái tim, khối óc của những người yêu cà phê, sành điệu về cà phê trên khắp thế giới. Ngành du lịch, ngành nông nghiệp cần tương tác về chiến lược và ý chí.

Làm thế nào để du khách ở lại lâu hơn?

Ngày 16/2/2019, tại hội nghị bàn những biện pháp thúc đẩy tiềm năng rất lớn về du lịch, chỉ đạo một số biện pháp thúc đẩy du lịch miền Trung - Tây Nguyên trong thời gian tới, Thủ tướng tiếp tục đưa ra 5 câu hỏi đối với hội nghị.

Đó là làm thế nào để du khách tìm đến Việt Nam đông hơn? Làm thế nào để du khách ở lại lâu hơn thay vì đòi đi sớm hơn? Làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không có gì để chi tiêu? Làm thế nào để du khách kể những câu chuyện du lịch thú vị với người thân, bạn bè một cách đầy hứng khởi thay vì chê bai, kể một chuyện xấu nào đó ở Việt Nam? Làm thế nào để du khách quay trở lại sớm nhất, chứ không phải một đi không trở lại?

Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng còn rất nhiều việc phải làm. Thủ tướng nhìn nhận và đề nghị các địa phương, sau hội nghị này, cần rà soát, phân tích lại xem tài nguyên du lịch đã được khai thác, sử dụng hiệu quả chưa, “đã tìm được thợ kim hoàn đủ năng lực và xứng tầm chưa?”.

Cùng với đó là phân loại, thống kê, phân bổ việc sử dụng tài nguyên du lịch; kiên quyết thu hồi tài nguyên đã giao mà chủ đầu tư không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả, làm xuống cấp tài nguyên.

Tối 24/11/2018, tại Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và công bố di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng biên giới năm 1950 (huyện Thạch An) là di tích quốc gia đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh:

“Nếu chúng ta biết cách tương tác giữa di sản với các yếu tố đặc sắc khác của Cao Bằng, cũng như kết nối các di sản khác của vùng và các vùng trung tâm du lịch lớn, thì di sản của Cao Bằng sẽ là nguồn lực rất quan trọng trong phát triển bền vững”...

Hà Thu

Bài liên quan

Tin mới

Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.

Thời tiết ngày 29/4: Nắng nóng gay gắt trên cả 3 miền
Thời tiết ngày 29/4: Nắng nóng gay gắt trên cả 3 miền

Hôm nay, ngày 29/4, 3 miền trên cả nước vẫn tiếp tục nhiều nơi có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Trong đó miền Trung vẫn là nơi nóng nhất cả nước.

Kiến nghị mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội
Kiến nghị mở rộng thêm 2 đối tượng vay mua nhà ở xã hội

Sau 1 năm triển khai, tiến độ giải ngân gói tín dụng 125.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân vẫn "ì ạch”. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Xây dựng nên điều chỉnh quy định của gói tín dụng này để người mua cũng như chủ đầu tư dễ tiếp cận hơn.

Giá heo hơi hôm nay 29/4: Tăng giảm trái chiều, cao nhất 63.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 29/4: Tăng giảm trái chiều, cao nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 29/4 tăng giảm ở một vài tỉnh thành. Hiện tại, giá dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 29/4: Đi ngang trên diện rộng
Giá tiêu hôm nay 29/4: Đi ngang trên diện rộng

So với năm 2023, giá tiêu nội địa tăng gần 50% khi hiện dao động trong khoảng 67.000 - 69.500 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 29/4: Thị trường trong nước tăng trở lại
Giá cà phê hôm nay 29/4: Thị trường trong nước tăng trở lại

Giá cà phê trong nước tăng trở lại, mức tăng khoảng 2.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 134.100 đồng/kg,