Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu Ngân hàng VietABank: Dòng tiền âm, nợ khó thanh khoản vượt xa lợi nhuận, cổ phiếu giảm

Nợ khó thanh khoản của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á (MCK: VAB) đang ở mức cao gấp 400,41% lợi nhuận, dòng tiền luôn rơi vào trạng thái âm, nợ phải trả cũng đang gấp 1.301% vốn chủ sở hữu và giá cổ phiếu VAB giảm… báo hiệu bức tranh tài chính của VietABank khó khăn, tiềm ẩn rủi ro cao.

Sau khi Thương hiệu và Công luận đăng tải bài viết: “Hành trình xây dựng thương hiệu VietABank - Ngân hàng TMCP Việt Á” ngày 11/08/2023 và bài viết: Thương hiệu VietABank và hành trình tới “B2 triển vọng phát triển ổn định” (https://thuonghieucongluan.com.vn/thuong-hieu-vietabank-va-hanh-trinh-toi-b2-trien-vong-phat-trien-on-dinh-a207271.html) ngày 14/12/2023 liên quan đến hành trình xây dựng, phát triển thương hiệu đã nhận được nhiều phản hồi. Trong đó, vấn đề chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đầu tư và tài chính của thương hiệu VietABank được khách hàng, người tiêu dùng quan tâm. Kết quả kinh doanh quý IV/2023 cũng như năm 2023 của ngân hàng VietABank ghi nhận sự khởi sắc. Điều lo ngại là chất lượng nợ vay của VietABank có chiều hướng “đi lùi”, tăng 10,5% đạt 1.100 tỷ đồng (trong đó 46% nợ xấu của VietABank là nợ có khả năng mất vốn và 52% là nợ dưới tiêu chuẩn so với tổng dư nợ). Đáng chú ý, trong kỳ nợ dưới tiêu chuẩn tăng vọt gấp 40 lần - tương ứng tăng 3.901% sau một năm; Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dường như đã được dồn vào quý IV/2023 tăng gấp 21,3 lần – tương ứng tăng 2.032%, nợ xấu vượt xa lợi nhuận, dòng tiền luôn rơi vào trạng thái âm, nợ phải trả cũng đang gấp 1.301% vốn chủ sở hữu...

Vì sao, cổ phiếu VAB trên đà lao dốc?

VietABank có vốn điều lệ 5.399 tỷ đồng, Hội sở chính đặt tại Hà Nội do ông Phương Thành Long là chủ tịch HĐQT. Ông Phương Thành Long không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của VietABank. Tuy nhiên, ông Phương Thành Long lại có mối quan hệ gần gũi với cựu Chủ tịch Phương Hữu Việt.

Ông Phương Thành Long là con trai của ông Phương Hữu Lĩnh (anh trai của cựu Chủ tịch Phương Hữu Việt) và bà Lương Thị Linh. Trong khi đó, ông Phương Hữu Việt và Tập đoàn Việt Phương do ông làm chủ đang là cổ đông lớn tại VietA Bank. Hiện, Tập đoàn Việt Phương đang nắm hơn 54,3 triệu cổ phần tương đương tỷ lệ sở hữu 12,2%. Cựu chủ tịch Phương Hữu Việt cũng đang nắm giữ hơn 20 triệu cổ phần VietABank tương đương tỷ lệ 5,09% vốn điều lệ ngân hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Việt Á mới công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý IV/2023, so với năm 2022, lợi nhuận sau thuế tăng 34,6 tỷ đồng, tăng tương ứng 14,4% đạt 274,7 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 6.499 tỷ đồng, tương ứng tăng 10,5%, đạt 68.324 tỷ đồng. Những con số này đã tạo ấn tượng không nhỏ với thị trường khi tháng 07/2021 cổ phiếu VAB chính thức niêm yết trên sàn UPCoM và càng có ý nghĩa khi nền kinh tế dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 vừa qua.

Nếu chỉ nhìn qua những con số mà VietABank công bố thì rất ấn tượng, rất ý nghĩa… Tuy nhiên, bức tranh tài chính thật của VietABank lại không được tốt đẹp như kỳ vọng, thiếu bền vững, tiềm ẩn rủi ro cao. Theo báo cáo tài chính mới nhất quý IV/2023 của VietABank đến ngày 31/12/2023, thương hiệu VietABank ghi nhận tổng nợ phải trả ở con số 104.196 tỷ đồng, hiện đã gấp hơn 1.301% vốn chủ sở hữu. Với tổng nợ phải trả gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một tổ chức tín dụng để tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Càng khó hơn khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi thắt chặt quy định hơn, trong đó Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: “Năm 2024 sẽ siết chặt cho vay sân sau, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) theo chủ trương của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục triển khai quyết liệu, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém”.

So với đầu năm 2023, mặc dù cho vay khách hàng tăng thêm 6.499 tỷ đồng nhưng tổng tài sản của VietABank chỉ tăng 7.059 tỷ đồng, đạt mức 112.207 tỷ đồng. Chứng khoán đầu tư cũng giảm thêm 1.568 tỷ đồng về ở con số 7.416 tỷ đồng (giảm 19,4%).

Sau gần 3 năm kể từ khi lên sàn, mã VAB không có sự bứt phá nào đáng kể, thậm chí còn sụt giảm mạnh so với khi mới niêm yết. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu VAB từ khi bắt đầu niêm yết đến nay sẽ tương ứng lỗ khoảng 46% với khoản đầu tư của mình. (Ảnh chụp màn hình)
Sau gần 03 năm kể từ khi lên sàn, mã VAB không có sự bứt phá nào đáng kể, thậm chí còn sụt giảm mạnh so với khi mới niêm yết. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu VAB từ khi bắt đầu niêm yết đến nay sẽ tương ứng lỗ khoảng 46% với khoản đầu tư của mình. (Ảnh chụp màn hình)

Như vậy bước sang quý IV, VietABank đã hoạt động về chứng khoán thiếu hiệu quả. Cổ phiếu VAB trên sàn UPCoM trong nửa năm trở lại đây liên tục rớt giá về vùng đáy. Nếu ngày 29/05/2023 đạt đỉnh 8.500 đồng/cổ phiếu, thì đến những ngày gần đây chỉ quanh ngưỡng 7.00-7.40 đồng/cổ, khiến nhà đầu tư đau đầu, thua lỗ. Như vậy, giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn rất nhiều so với thời điểm mà VAB chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM (20/07/2021) là 13.500 đồng/cổ phiếu.

Tại thời điểm đó, VAB từng là cái tên được giới đầu tư chú ý và đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, sau gần 03 năm kể từ khi lên sàn, mã VAB không có sự bứt phá nào đáng kể, thậm chí còn sụt giảm mạnh so với khi mới niêm yết. Đà giảm của VAB bắt đầu từ tháng 2/2022 khiến mã này mất đi hơn 1 nửa giá trị. Từ đỉnh 15.800 đồng tại ngày 07/02/2022, VAB lao dốc xuống chỉ còn 6.800 đồng/cổ phiếu tại ngày 14/11/2022. Kể từ đó đến nay, VAB liên tục dao động quanh vùng giá 7.000 - 8.000 đồng/cổ phiếu. Tại phiên giao dịch ngày 30/01/2024, VAB đang có mức giá 7.300 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu VAB từ khi bắt đầu niêm yết đến nay sẽ tương ứng lỗ khoảng 46% với khoản đầu tư của mình.

Sự sụt giảm này cũng có thể là nguyên nhân của sau đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến đời sống dân sinh và hoạt động sản xuất - kinh doanh, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và tăng đáng kể chi phí sản xuất, qua đó tác động mạnh đến thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh, lạm phát cao… Nhưng cũng có thể do công tác quản trị củaVietABank đang gặp vấn đề, thiếu tối ưu và niềm tin của đối tác vào VietABank đang trên đà suy giảm?

Dưới sự dẫn dắt của ông Phương Thành Long, VietABank có nợ xấu vượt xa lợi nhuận, cổ phiếu trên đà “lao dốc”?
Dưới sự dẫn dắt của ông Phương Thành Long, VietABank có nợ xấu vượt xa lợi nhuận, cổ phiếu giảm?

Nợ xấu vượt xa lợi nhuận, nợ dưới tiêu chuẩn tăng vọt gấp 40 lần sau một năm?

Về cơ cấu nợ của VietABank, cơ bản nằm trong khoản mục “nợ ngắn hạn” đạt 40.174 tỷ đồng và “nợ trung hạn” đạt 24.713 tỷ đồng.

Mặc dù thu nhập lãi thuần tăng 284 tỷ đồng tương ứng tăng 56,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tổng chi phí hoạt động cũng chỉ giảm 9,9% đạt 239 tỷ đồng.

So với quý IV/2022, chi phí cho dự phòng rủi ro tín dụng của VietABank đã tăng thêm 580.954 tỷ đồng (tăng gấp 21,3 lần - tương ứng tăng 2.032%) đạt 609,5 tỷ đồng và chi phí cho dự phòng rủi ro cho các tài sản có khác hiện ở con số 263,6 tỷ đồng.

Việc trích lập thêm 263,6 tỷ đồng chi phí cho dự phòng rủi ro tài sản có khác, có thể VietABank đã nhận định được trước khoản tiền trên 11.647 tỷ đồng ở khoản mục tài sản có khác này sẽ rơi vào tình trạng nợ xấu trong tương lai gần.

Chỉ tính riêng 02 khoản này hiện VietABank đã phải bỏ ra số tiền trên 581.217,6 tỷ đồng dự phòng rủi ro, dự báo nợ xấu tiếp tục diễn biến phức tạp và sẽ tiếp tục đè nặng kết quả lợi nhuận của VietABank trong thời gian tới.

Nguồn: BCTC Hợp nhất quý IV/2023 tại Ngân hàng Việt Á
Nguồn: BCTC Hợp nhất quý IV/2023 tại Ngân hàng TMCP Việt Á.

Số liệu trong báo cáo tài chính quý IV/2023 của VietABank cho thấy, nợ xấu của nhà băng này vẫn ở mức cao, hiện đạt trên 1.100 tỷ đồng, chiếm 49% vốn điều lệ. Là nhà băng thuộc top ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ nhất ở Việt Nam, nhưng nợ xấu của ngân hàng này lại thuộc top cao của các nhà băng. Trong đó, hơn 52% nợ xấu của VietABank là nợ dưới tiêu chuẩn so với tổng dư nợ (đang ở mức 574,5 tỷ đồng, tăng gấp 40 lần – tương ứng tăng 3.901% so với đầu năm 2023); Nợ nghi ngờ ở mức 21,8 tỷ đồng (giảm 27,8%) và nợ có khả năng mất vốn ở mức 503,7 tỷ đồng so với hồi đầu năm (chiếm 46% so với tổng dư nợ).

Nợ dưới tiêu chuẩn của VietABank tăng từ 14,3 tỷ đồng lên mức 574,5 tỷ đồng vào cuối quý IV/2023. (Nguồn: BCTC quý IV/2023 tại VietABank)
Nợ dưới tiêu chuẩn của VietABank tăng từ 14,3 tỷ đồng lên mức 574,5 tỷ đồng vào cuối quý IV/2023. (Nguồn: BCTC quý IV/2023 tại VietABank)

Trong báo cáo "Nhìn lại 2022 và triển vọng thị trường vốn 2023" của FiinRatings nhận định tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh tại một số ngân hàng, đồng thời chất lượng các khoản lãi và phí phải thu đáng báo động ở nhóm ngân hàng có chất lượng tín dụng thấp. “Trung bình, các ngân hàng có vòng quay khoản lãi và phí phải thu khoảng 30 đến 60 ngày. Tuy nhiên, một số ngân hàng có các khoản lãi và phí phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản, trong khi vòng quay lại rất dài (lên tới hơn 250 ngày) trong suốt nhiều năm liền. Đây là dấu hiệu cho thấy các khoản phải thu này tiềm ẩn nhiều nguy cơ trở thành nợ khó đòi, và các số liệu kế toán chưa phản ánh chính xác chất lượng tài sản của ngân hàng”, theo số liệu phân tích của FiinRatings.

Với trên 1.100 tỷ đồng nợ xấu, đã gấp 400,41% lợi nhuận liệu chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có gánh nổi nợ xấu đang tăng cao? Việc này cho thấy, bức tranh tài chính của VietABank khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro?

Bên cạnh nợ xấu ở mức cao vượt xa lợi nhuận thì bức tranh tài chính quý IV/2023 của VietABank còn cho thấy dòng tiền của ngân hàng này luôn rơi vào trạng thái âm. Khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 1.863 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm tới 4.065 tỷ đồng, dẫn tới lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 1.866,6 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên vào ngày 28/04/2023, VietABank đặt mục tiêu: Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng dự kiến đạt 112.707 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá ước đạt 82.149 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.275 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng dự kiến đạt 71.286 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%. Như vậy, so với kế hoạch 1.275 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2023, VietABank chỉ thực hiện được 73% mục tiêu trong năm 2023.

Với tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức cao, vượt xa lợi nhuận, giá cổ phiếu giảm, công tác quản trị không tối ưu và dòng tiền luôn rơi vào trạng thái âm như hiện nay, liệu trong năm 2024 VietABank có hiện thực hóa được các mục tiêu đề ra?

Chúng tôi thực hiện bài viết này với mong muốn thương hiệu VietABank luôn là thương hiệu mang lại những sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngày càng phát triển bền vững.

VietABank bị Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm trong hoạt động tín dụng

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra về việc thực hiện đề án tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 - 2017. Một trong các ngân hàng bị chỉ ra nhiều sai phạm là Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), trong đó có sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và phát triển Nhà Vicoland (Vicoland Group).

Cụ thể, VietABank đã phân loại nợ chưa đúng quy định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng quy định về nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro (gồm 02 khách hàng: Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và phát triển nhà Vicoland, Công ty cổ phần Điện Bình Thủy Lâm Đồng); cơ cấu nợ không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước (Công ty cổ phần đầu tư Toàn cầu). Lẽ ra VietABank phải chuyển nhóm nợ của Vicoland Group sang nhóm nợ xấu, thay vì giữ ở nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn).

Cũng tại kết luận, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều vi phạm khi kiểm tra 14 hồ sơ cấp tín dụng trong giai đoạn 2013 – 2017 của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank). Theo đó, VietABank thẩm định, phê duyệt cho vay khi dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án (với khoản vay của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC); Thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác (gồm 02 khách hàng: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hưng Thịnh Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư PHD) và Thu thập không đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (với khoản vay của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC).

Ngoài ra, VietABank còn cho khách hàng vay góp vốn theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh với chủ đầu tư dự án, bản chất là giải ngân vốn cho chủ đầu tư để thực hiện dự án, trong khi các dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa đủ điều kiện huy động vốn; các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định của Chính phủ và vi phạm quy định về điều kiện vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, những sai phạm trong hoạt động cho vay, tỷ lệ nợ xấu tăng và nguy cơ mất vốn cả nghìn tỷ đồng tại VietABank làm khách hàng, người tiêu dùng dịch vụ tài chính, tiền tệ đang đặt ra nhiều câu hỏi về năng lực, chất lượng thẩm định và quy trình tín dụng tại VietABank.

Vậy nợ xấu tăng, cổ phiếu giảm... của VietABank là do sở hữu chéo ảnh hưởng hay do đầu tư các dự án thiếu hiệu quả? Thương hiệu và Công luận tiếp tục gửi đến bạn đọc 02 vấn đề trên trong các bài viết tiếp theo trong hành trình xây dựng thương hiệu VietABank bền vững.

Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Kiểm tra dự án cao tốc trọng điểm, Thủ tướng lưu ý làm tốt việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Kiểm tra dự án cao tốc trọng điểm, Thủ tướng lưu ý làm tốt việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng yêu cầu lấy mốc 30/4/2025 cơ bản hoàn thành dự án để điều chỉnh rút ngắn tiến độ; tiếp tục phát huy tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "tăng ca, tăng kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm việc 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ, xuyên Tết"; nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường.

Giá lúa gạo hôm nay 29/4: Biến động trái chiều  
Giá lúa gạo hôm nay 29/4: Biến động trái chiều  

Hôm nay 29/4, giá lúa gạo biến động trái chiều khi điều chỉnh giảm với gạo và giữ ổn định với lúa. Giá gạo xuất khẩu hôm nay chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm.

Huyện Giao Thủy về đích nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nam Định
Huyện Giao Thủy về đích nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nam Định

Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh Nam Định và quyết tâm, đồng lòng cao của cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân, huyện Giao Thủy đã hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu về đích huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh.

TP. Hồ Chí Minh cấm xe tại nhiều tuyến đường để phục vụ bắn pháo hoa dịp 30/4
TP. Hồ Chí Minh cấm xe tại nhiều tuyến đường để phục vụ bắn pháo hoa dịp 30/4

Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản thông báo điều chỉnh giao thông khu vực trung tâm Quận 1 phục vụ bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).

Xúc động với hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử
Xúc động với hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Tham gia hành trình do Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân làm Trưởng đoàn có 194 đại biểu đến từ các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong khối doanh nghiệp Trung ương và đại biểu từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ninh, Hải Phòng và một số cơ quan, đơn vị khác.

Lãi của SMC trong quý I/2024 là 179,41 tỷ đồng
Lãi của SMC trong quý I/2024 là 179,41 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC - sàn HOSE) ghi nhận lãi 179,41 tỷ đồng trong quý I/2024 và hoàn thành 224,3% so với kế hoạch lãi 80 tỷ đồng trong năm 2024.