Bị đề nghị xem xét trách nhiệm trong vụ án Công ty Tân Thuận

Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP. HCM đã trả hồ sơ đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xác định chính xác thiệt hại vụ ông Tất Thành Cang (nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM cùng các bị can sai phạm gây thất thoát lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận.

VKSND đề nghị xem xét làm rõ trách nhiệm của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
VKSND đề nghị xem xét làm rõ trách nhiệm của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.

Đồng thời, VKSND đề nghị xem xét làm rõ trách nhiệm của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.

Trước đó, vào tháng 12/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố Tất Thành Cang cùng 9 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Các bị can bao gồm một số nguyên lãnh đạo TP.HCM và nguyên lãnh đạo công ty Tân Thuận thành khẩn khai báo, thừa nhận sai phạm.

Cơ quan điều tra xác định ông Cang có sai phạm trong chuyển nhượng hơn 32 ha đất ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ Công ty Tân Thuận cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. Quá trình chuyển nhượng hai dự án Khu dân cư Ven sông và Phước Kiển với Quốc Cường Gia Lai, các bị can gây thất thoát 248 tỷ đồng.

Tại thời điểm đó, cơ quan điều tra kết luận việc Quốc Cường Gia Lai nhận chuyển nhượng phần đất đã đền bù ở dự án khu dân cư Phước Kiển của Công ty Tân Thuận là hoàn toàn đúng quy định pháp luật và không có cơ sở xử lý đối với bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quốc Cường Gia Lai.

Vì vậy, việc VKSND TP.HCM đề nghị xem xét làm rõ trách nhiệm Quốc Cường Gia Lai đã khiến không ít nhà đầu tư lo ngại. Nhà đầu tư lo ngại vì vụ án này đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Cụ thể, ngày 18/03/2021, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Tại cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất đưa bốn vụ việc, vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Trong đó, có vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận.

Quốc Cường Gia Lai sẽ thế nào?

Thông tin VKSND TP.HCM tiếp tục trả hồ sơ vụ sai phạm trong chuyển nhượng 32ha đất công ở xã Phước Kiển cho Công an TP.HCM để xác định chính xác thiệt hại vụ án, làm rõ trách nhiệm của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai được đánh giá là có tác động lớn tới thị giá cổ phiếu QCG và diễn biến giao dịch của QCG trên sàn chứng khoán.

Cụ thể, gần đây, sau phiên đấu giá đất lịch sử của Tân Hoàng Minh tại Thủ Thiêm, cổ phiếu bất động sản đua nhau tăng phi mã trên thị trường chứng khoán. QCG của Quốc Cường Gia Lai không nằm ngoài cuộc, QCG đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp và đạt đỉnh 23.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 11/01/2022. 

Tuy nhiên, sau đó, việc Tân Hoàng Minh tuyên bố bỏ cọc đã khiến ngành bất động sản “quay xe”, đồng loạt giảm sàn. QCG cũng nằm trong xu hướng đó.

Sau đó, thông tin Quốc Cường Gia Lai bị đề nghị xem xét trách nhiệm được công bố trong ngày 13/01 đã góp phần khiến diễn biến giao dịch QCG trở nên “xấu đi”. QCG vẫn duy trì đà giảm sàn nhưng thanh khoản bất ngờ cạn kiệt. Nếu trong ngày 12/01, có tới gần 2,5 triệu cổ phiếu QCG được chuyển nhượng thành công khi sang ngày 13/01, con số này giảm sâu xuống chỉ còn 201.600 cổ phiếu.

QCG đã có chuỗi 7 phiên liên tiếp giảm sàn, khiến cổ đông mất hơn 2.500 tỷ đồng. 

Nếu vụ án Tân Thuận có diễn biến mới, nếu Quốc Cường Gia Lai và bà Nguyễn Thị Như Loan bị kết luận phải chịu trách nhiệm trong vụ án này thì cổ phiếu QCG sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Công Luận