Thượng tướng – Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu: Từ Lễ hội mùa Xuân đến nhân tài quân sự
THCL Ba năm liền (2014 – 2015 - 2016), Thượng tướng – Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu đều tới dự Ngày thơ Việt Nam. Cũng đầu xuân mới (mùng 5 Tết), Viện sỹ thường thành kính đến dự Lễ hội Đống Đa, tưởng nhớ công lao của Vua Quang Trung trong trận chiến thắng lẫy lừng Gò Đống Đa lịch sử…
Thượng tướng – Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu (Thứ 3 từ trái sang phải)
“Rất cần những người tài năng”
Gặp gỡ trao đổi, thắc mắc “vì sao ông lại chọn tới dự 2 sự kiện đầu xuân nói trên mà không phải các sự kiện khác?”, Viện sỹ chia sẻ:
“Chiến thắng Gò Đống Đa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc - đó là ý chí quật cường của người Việt, là thiên tài quân sự, là khả năng chiến đấu quyết liệt, chiến thắng thần tốc, là bài học nghệ thuật quân sự cho muôn đời sau.
Thời gian trước đó, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp cùng với tôi và Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) đã phối hợp tổ chức Hội nghị nhân tài quân sự tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hội nghị dành cho những học viên xuất sắc của các trường quân đội báo công tại Văn Miếu, nhằm tôn vinh và khích lệ nhân tài quân sự tương lai nỗ lực hơn nữa xây dựng sự nghiệp quân sự của mình. Bởi cũng như các lĩnh vực khác, Quân đội Nhân dân Việt Nam rất cần những người tài năng để phục vụ tốt nhất lợi ích quốc phòng và đất nước”...
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu là người Việt Nam đầu tiên được bầu là Viện sỹ (về nghệ thuật chiến tranh) của Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Nga. Đó là sự đánh giá chính xác của phía bạn về một tài năng quân sự trên cả 2 phương diện lý thuyết (nghiên cứu khoa học) và thực hành (trên chiến trường). Trường hợp này là rất hiếm. Điều này có thể khẳng định: Cuộc đời binh lửa nơi chiến trường, cũng như những nghiên cứu khoa học của ông đã đạt tới giá trị lớn lao trong lĩnh vực khoa học quân sự.
Thực vậy, những tiêu chí mà ông đạt được để được bầu là Viện sỹ, tính cho đến nay, ở Việt Nam chưa có ai đạt tới. Nguyễn Huy Hiệu từng đến nước Nga từ năm 1977. Vào đầu những năm 1980, Bộ Quốc phòng giao cho ông đưa 4 vị sư đoàn trưởng sang đào tạo tại Học viện Quân sự Frunze của Nga, riêng cá nhân ông đã đạt bằng Giỏi tại Học viện. Sau đó ông về nước, vận dụng những kiến thức khoa học quân sự học được ở Nga vào đào tạo, huấn luyện, xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong chiến tranh, ông đã cùng đồng đội nghiên cứu, làm chủ vũ khí B41, B72 (được nước bạn Nga viện trợ), sử dụng sáng tạo bắn cháy xe tăng và dùng súng A72 hạ máy bay trực thăng của đối phương. Việc làm chủ vũ khí, nghiên cứu cải tiến nhiều vũ khí của Nga để sử dụng hiệu quả, xuất sắc đánh bại địch của tướng Hiệu và đồng đội - đã góp phần quan trọng trong chiến thắng của ta với đối phương.
Trường lớp gắn với trường đời…
Hòa bình lập lại, tướng Hiệu đã có hơn một thập kỷ làm công tác đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam với Nga. Trên cương vị là đồng Chủ tịch Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Việt, ông đã góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga lên tầm đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện.
Với cương vị là đồng Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga (trong gần 10 năm), tướng Hiệu cũng đã trực tiếp chỉ đạo 3 đề tài nghiên cứu lớn về độ bền nhiệt đới, y sinh nhiệt đới và sinh thái nhiệt đới, giúp nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam.
Trong đào tạo con người, nhất là người tài, phía Nga luôn chú trọng việc vận dụng sáng tạo kiến thức đã học trong thực tế. Như tướng Hiệu từng chia sẻ, phương pháp đào tạo của LB Nga, bên cạnh trang bị kiến thức cơ bản vững chắc, họ luôn khuyến khích người học tự sáng tạo trong lĩnh vực mình được học. Với những kiến thức cơ bản đã học trong nhà trường, người học phải biết đưa kiến thức ấy vận dụng linh hoạt trong cuộc sống - tạo nên thành quả tốt thì kiến thức đó mới có giá trị.
Thượng tướng rất biết ơn nước Nga - đã đào tạo nhiều cán bộ quân sự cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông. Với tố chất thông minh, nhất là bản năng về quân sự, ông đã nhanh chóng hấp thụ được tinh hoa văn hóa, trí tuệ Nga, trở về giúp ích nhiều cho đất nước. Ông đã dày công nghiên cứu để viết nhiều cuốn sách có giá trị. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến cuốn “Một số vấn đề nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” - được coi là một cẩm nang quý báu dùng để vận dụng chống giặc ngoại xâm; cuốn “Vận dụng phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống thiên tai” của ông, không chỉ vô cùng hữu ích trong vấn đề chống giặc thiên tai, mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác…
Một trong những yếu tố quan trọng – mà ở đó tướng Hiệu “xây” lên một sự nghiệp quân sự có tầm cỡ đó là trong suốt cuộc đời mình, ông luôn kiên trì học song song 2 trường: Trường lớp và trường đời. Những kiến thức cơ bản học ở trường - được ông áp dụng sáng tạo trong thực tiễn chiến đấu và huấn luyện. Để rồi sau đó, ông lại tổng kết từ những kinh nghiệm đúc rút được trong thực tiễn, phát triển thành lý luận khoa học, phục vụ quân đội, phục vụ cộng đồng.
H. Phong
Bài viết khác
Lạng Sơn: Ra quân hỗ trợ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát
Trong 2 ngày 23 và 24/11/2024, Công an tỉnh Lạng Sơn tổ chức ra quân hỗ trợ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Công trình cấp nước sinh hoạt cụm xã phía Tây huyện Lệ Thủy sắp vận hành thử
Dự án cấp nước sinh hoạt cụm xã phía Tây huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ vận hành thử và đưa vào sử dụng vào đầu năm 2025.
Thành phố Vinh tạm dừng phân lô, tách thửa để chuẩn bị mở rộng địa giới hành chính
Từ ngày 1/1/2025, thành phố Vinh, Nghệ An sẽ chính thức trở thành một thành phố có biển, đồng thời tạm dừng các hoạt động phân lô, tách thửa và hiến đất mở đường. Động thái này nhằm chuẩn bị cho việc mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vĩnh Yên: Tổ chức thực hiện tốt công tác khám tuyển Nghĩa vụ Quân sự năm 2025
Để bảo đảm tốt chỉ tiêu và chất lượng công dân nhập ngũ năm 2025, từ ngày 12/11- 21/11/ 2024, Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự (NVQS) Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức thực hiện tốt công tác khám sức khỏe, tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2025.
TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết
Tính đến tuần 46, TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết, là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam và ghi nhận 1 trường hợp tử vong.
Hải Dương: Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên có xu hướng giảm
Trong 9 tháng năm 2024, Hải Dương có 15.104 trẻ được sinh ra, giảm 1.042 trẻ so với cùng kỳ năm trước.
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần
Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Bắc Ninh thí điểm bầu Bí thư tại Đại hội Đảng bộ cấp huyện
Theo kế hoạch, tỉnh Bắc Ninh sẽ thí điểm bầu Bí thư tại Đại hội Đảng bộ thành phố Bắc Ninh, Đảng bộ huyện Lương Tài, Đảng bộ huyện Gia Bình.
Hà Tĩnh đề nghị bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông
Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết vừa gửi văn bản đến Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đề nghị cho phép tỉnh này được bắn pháo hoa tại Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông và chào đón năm mới 2025.
Hà Tĩnh thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban.