Theo Kế hoạch, mục tiêu chung là phát triển nhanh và bền vững thương mại Tiền Giang theo hướng văn minh, hiện đại, nâng cao khả năng điều tiết, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất được bảo vệ, thân thiện với môi trường. Phát triển thị trường Tiền Giang trong mối quan hệ với thị trường của vùng và cả nước. Theo đó, phương án phát triển chợ, gồm:

Giai đoạn 2021 - 2025: Chợ tổng hợp bán lẻ, chợ dân sinh có quy hoạch xây mới thêm 15 chợ; xây mới, nền cũ 17 chợ; di dời, xây mới 7 chợ, nâng cấp 29 chợ; giải tỏa 9 chợ tổng số chợ trên địa bàn tỉnh là 187 chợ.

Trong đó có chợ đầu mối: xây mới 01 chợ vựa nông sản (xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây), xây mới 01 chợ đầu mối rau quả ở thành phố Mỹ Tho, xây mới 01 chợ đầu mối thủy sản tại huyện Gò Công Đông. Tổng số chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 là 187 chợ.

Giai đoạn 2026 - 2030: chợ tổng hợp bán lẻ, chợ dân sinh có quy hoạch xây mới thêm 14 chợ; xây mới, nền cũ 6 chợ; di dời, xây mới 09 chợ; nâng cấp 24 chợ; giải tỏa 1 chợ. Tổng số chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là 200 chợ.

Do đó, UBND tỉnh Tiền Giang giao Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chủ động phối hợp triển khai có hiệu quả.

Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị kịp thời có ý kiến gửi Sở Công Thương tổng hợp để báo cáo UBND tỉnh.

Thuận Yến (t/h)