Thách thức lớn trong chuyển đổi số báo chí
Sự phát triển rất mạnh mẽ của công nghệ truyền thông đã cho ra đời nhiều kênh thông tin, Digital càng phát triển mạnh, ai cũng có thể sản xuất nội dung khiến cho các cơ quan báo chí càng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình thực hiện các đề tài
Riêng tại Việt Nam, hiện nay có thể lên đến hàng triệu kênh thông tin khác nhau do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và các đơn vị khác tạo nên với nhiều mục đích khác nhau như cập nhật thông tin, phổ biến kiến thức, giải trí…Chính điều này đã làm cho người dùng càng xa rời các kênh thông tin truyền thống như báo in, phát thanh, truyền hình,…
Chuyển đổi số không chỉ đơn giản là số hoá nội dung đưa lên nền tảng số mà phải tạo ra cả một quy trình sản xuất mới, sản phẩm thông tin mới mẻ, thậm chí tạo ra văn hoá trong toà soạn cho phù hợp với môi trường chuyển đổi số. Các cơ quan báo chí phải có suy nghĩ hết sức nghiêm túc về vấn đề này, phải đánh giá được nhu cầu của mình, phải xác định được con đường mình muốn đi, xác định mục tiêu hướng tới, từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp.
Về mặt tài chính, hiện nay hoạt động kinh tế báo chí gặp vô vàn khó khăn, nhất là sau 2 năm đại dịch Covid-19, doanh thu sụt giảm, khả năng tài chính, kinh tế báo chí để trang trải cho các hoạt động chuyển đổi số thật sự là một thử thách lớn.
Trong khi đó, để đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị hiện đại và đặc biệt là nhân sự giỏi phải có nhiều kinh phí, nguồn lực. Các cơ quan báo chí chỉ còn thị phần nhỏ, dẫn đến giảm sút nguồn thu. Báo chí đang đứng trước những thách thức lớn về sụt giảm lượng báo in và giảm nguồn thu từ quảng cáo. Đồng thời, hàng loạt chính sách kinh tế báo chí, quản trị nhân sự, phân phối thu nhập đã hình thành trên cơ chế cũ từ nhiều năm cần đổi mới hoặc làm cho phù hợp với các yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, để chuyển đổi số, các trường đào tạo khối ngành báo chí truyền thông, tòa soạn cần đào tạo chưa chú trọng đến đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ digital cũng như tạo được môi trường để phóng viên phát triển sáng tạo, thực hiện đúng chiến lược mà cơ quan mong muốn. Phù hợp với bối cảnh chuyển dịch kinh tế số báo chí trong tương lai.
Bài toán chuyển đổi số, không có mô hình chung
Dẫu biết, chuyển đổi số là xu thế mới trong phát triển tư duy chuyển đổi số. Hiện nay các trường đại học đào tạo ngành báo chí truyền thông như đứng trước ngã ba đường, chưa tìm được lời giải cho mô hình chuyển đổi số. Trước những không ít những khó khăn thách thức trong mô hình sinh thái báo chí, các cơ quan báo chí cần phải chủ động tìm lời giải cho những khó khăn để có thể tồn tại và phát triển, thực hiện tốt sứ mệnh tiến trình hội nhập chuyển đổi số của các cơ quan báo chí. Mỗi cơ quan báo chí sẽ có một đặc thù riêng về tài chính, nhân sự khác nhau để lựa chọn hướng đi phù hợp nhất.
Nhiều cơ quan báo chí đã bắt đầu thực hiện ứng dụng công nghệ vào sản xuất tin bài. Những năm qua, báo điện tử VTC News bắt đầu chuyển đổi số từ khá sớm, đạt được nhiều thành quả nhất định. Cụ thể, Facebook của VTC News là một trong những Facebook đầu tiên của các tờ báo Việt Nam chạm mốc 1 triệu lượt thích và 1,2 triệu lượt theo dõi. Tiktok VTC News đạt hơn 2 triệu followers, gần 30 triệu like với hơn 10 triệu lượt xem video và tăng trưởng 126% trong 2 tháng gần đây. Youtube VTC News cũng vượt 100.000 người đăng ký, đạt nút bạc YouTube từ năm 2020. Hệ thống Podcast của VTC News đa dạng, và ngày càng hấp dẫn hơn.
Ngoài tính chính thống và năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên năng động, sáng tạo. VTC News đầu tư mạnh để phát triển các sản phẩm trên hạ tầng mạng xã hội, phát triển các công cụ trực quan, đa phương tiện như E-magazine, Podcast,.. bên cạnh đa dạng hóa các chức năng của CMS để đẩy mạnh công tác quản trị phóng viên và quản trị tòa soạn.
Tòa soạn luôn đặt vị trí của độc giả ở trung tâm của tiến trình chuyển đổi số đã giúp VTC News luôn nỗ lực, thay đổi không ngừng theo những chuyển động của thời cuộc, dễ dàng tiếp nhận cái mới và sẵn sàng thay đổi để phù hợp với mục tiêu của công chúng.
Để giải quyết những khó khăn này cho các cơ quan báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình Chính phủ chủ trương xây dựng các nền tảng chuyển đổi số báo chí. Đây chính là ngọn đuốc soi đường, gợi mở, định hướng, để các cơ quan báo chí xây dựng chiến lược chuyển đổi số của mình hướng tới mục tiêu 2025 khoảng 70% các cơ quan báo chí thực hiện số hóa nội dung trên các nền tảng sẵn có.
Chuyển đối số là xu thế bắt buộc, là việc của mỗi cơ quan báo chí trong tiến trình hội nhập và phát triển. Dẫu chuyển đổi đến đâu, báo chí cách mạng vẫn không được đánh mất bản chất. Càng khó khan, càng phải có bản lĩnh để đứng vững. Lấy đó là cơ sở để xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đa nền tảng, đa phương tiện, phù hợp với bài toán phát triển công nghệ số.
Hoàng Anh – Hiền Lương