Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Toàn cảnh COVID-19 thế giới đến 6h sáng 12/10: Lây nhiễm mạnh ở châu Âu

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 12/10 (theo giờ VN), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 37.727.772 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, bao gồm 1.081.109 ca tử vong.

Số bệnh nhân bình phục đã lên tới 28.318.035 người, 8.318.018 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 68.783 ca nguy kịch.

Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (67.757 ca), Mỹ (40.226 ca) và Pháp (16.101 ca); Ấn Độ dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 813 ca), tiếp theo là Mỹ (315 ca) và Brazil (252 ca).

Châu Âu: Nga ghi nhận kỷ lục ca mắc mới

Tại châu Âu, Nga ngày 11/10 ghi nhận 13.634 ca mắc mới, mức cao nhất trong 1 ngày, nâng tổng số ca mắc lên 1.298.718 ca. Trong 24 giờ qua cũng đã có thêm 149 người tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 22.597 ca.

Bất chấp số ca mắc mới tiếp tục tăng cao, Thị trưởng thủ đô Moskva Sergei Sobyanin cho biết chính quyền thành phố sẽ không đề xuất phương án cách ly, mà chỉ yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện phương án "làm việc từ xa", do đây là phương án nhẹ nhàng nhất không buộc một thành phần kinh tế nào phải đóng cửa.  

Trogn 24 giờ qua, Pháp ghi nhận 16.101 ca mắc COVID-19 mới, mức cao nhất tại châu Âu và đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Mỹ.

Một loạt quốc gia châu Âu khác cũng có số ca nhiễm mới tăng mạnh như Anh (12.872 ca), Italy (5.456), Hà Lan (6.373), Bỉ (7.950)...

Thành phố Stuttgart thuộc bang Baden-Württemberg, Tây Nam nước Đức đã bị xếp vào danh sách khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19, sau khi tỷ lệ lây nhiễm ở thành phố này vượt mức 50 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua, buộc chính quyền thành phố phải siết chặt hơn các biện pháp kiểm soát mới. Theo đó, ngoài việc cấm các cuộc tụ tập riêng tư với hơn 25 người trong thành phố, các biện pháp mới sẽ bao gồm quy định hạn chế đồ uống có cồn, bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng và giới hạn thời gian mở cửa và hoạt động đối với các nhà hàng, quán bar, quán rượu.

Stuttgart là thành phố mới nhất của Đức được đưa vào danh sách khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 sau 3 thành phố Köln, thủ đô Berlin và Frankfurt. Trong khi đó, số ca nhiễm mới trên toàn nước Đức vẫn tiếp tục tăng đáng lo ngại. Trong 24 giờ qua, Đức đã ghi nhận 2.823 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 326.291.

Cùng ngày, Chính phủ Séc thông báo sẽ siết chặt các biện pháp chống dịch nhằm hạn chế tốc độ lây lan dịch bệnh khiến số người phải nhập viện tăng. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Séc Alena Schillerova khẳng định sẽ tìm kiếm giải pháp để tránh không phải áp đặt biện pháp cách ly, như từng thực hiện đầu năm nay.

Quốc gia 10,7 triệu dân này đã ghi nhận tỷ lệ gia tăng số mắc mới COVID-19 trên đầu người cao nhất châu Âu sau khi nhà chức trách nới lỏng hầu hết các hạn chế.

Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 10 này, Séc đã ghi nhận hơn 43.000 ca mắc COVID-19, bằng tổng số ca mắc trong cả tháng 9 và số người phải nhập viện cũng tăng 76% lên 2.085 ca trong tuần qua. Cùng với nguy cơ các bệnh viện có thể quá tải trong những ngày tới, Viện Đại học Y của Séc cảnh báo số bác sĩ và nhân viên y tế mắc COVID-19 đang gia tăng nhanh tại nước này.

Trong khi đó, các chuyên gia dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm cảnh báo Anh đang ở "đỉnh điểm" của cuộc khủng hoảng COVID-19 và nước này phải hành động ngay lập tức để có thể ngăn chặn lặp lại "kịch bản xấu" như hồi tháng 3 vừa qua.

Với số ca mắc mới tăng nhanh, đặc biệt là tại miền Bắc England, đồng thời tình trạng lây nhiễm COVID-19 đang chuyển từ những nhóm đối tượng thanh niên sang những người già hơn ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Chính phủ Anh đang cân nhắc đưa ra một loạt quy định chống dịch mới, bao gồm cả việc trao nhiều quyền hơn cho các lãnh đạo địa phương nhằm theo dõi và truy vết những ca nhiễm mới.

Từng là quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất châu Âu, Anh hiện đang chứng kiến số ca nhiễm gia tăng trở lại kể từ khi chính phủ bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế và mở lại trường học.

COVID-19 đến 6h sáng 12/10: Lây nhiễm mạnh ở châu ÂuCOVID-19 đến 6h sáng 12/10: Lây nhiễm mạnh ở châu Âu

Châu Á: Malaysia điều quân đội chống dịch

Tại châu Á, tình hình dịch COVID-19 đang nóng lên tại nhiều nước Đông Nam Á với hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày. Cụ thể, Bộ Y tế Indonesia xác nhận trong 24 giờ qua, đã có thêm 4.497 bệnh nhân mới nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 333.449 ca. Số ca tử vong do COVID-19 tại Indonesia hiện là 11.844 ca.

Cùng ngày, Malaysia thông báo thêm 561 ca mắc và 2 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì COVID-19 tại nước này lên lần lượt là 15.657 ca và 157 ca. Đa số các ca mắc mới tập trung ở bang Sabah trên đảo Borneo. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Chính phủ Malaysia đã triển khai hơn 1.100 binh lính đến bang Sabah để tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Thái Lan ngày 11/10 đã thắt chặt an ninh tại cửa khẩu thương mại biên giới chính với Myanmar ở huyện Mae Sot thuộc tỉnh Tak sau khi phát hiện 3 công dân Myanmar có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tại biên giới Thái Lan. Theo đó, các phương tiện không được phép vào thị trấn biên giới và phải rời khỏi đất Thái Lan trong vòng 7 giờ. Tỉnh Tak cũng yêu cầu các phương tiện của Thái Lan qua biên giới đến thị trấn Myawaddy ở Myanmar phải quay trở lại trong vòng 7 giờ.

Trung Đông: Liban phong tỏa gần 170 khu vực

Khu vực Trung Đông vẫn đang chật vật ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khiến nhiều nước tiếp tục phải tăng cường các biện pháp phòng chống. Ngày 11/10, Chính phủ Liban thông báo sẽ ban hành lệnh phong tỏa đối với gần 170 ngôi làng và thị trấn vào tuần tới, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh.

Thông báo của Bộ Nội vụ Liban cho biết 169 ngôi làng và thị trấn trên khắp cả nước sẽ bị phong tỏa trong 1 tuần, bắt đầu từ 6 giờ sáng 12/10 (10 h Việt Nam). Ngoài ra, các quán bar và hộp đêm trên toàn quốc cũng phải đóng cửa cho tới khi có thông báo tiếp theo.

Liban, quốc gia đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua, đã ghi nhận 52.558 ca mắc COVID-19, trong đó có 455 ca tử vong. Số ca mắc mới đã tăng vọt sau vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut ngày 4/8, khiến hơn 200 người thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương, một vài bệnh viện bị phá hủy trong khi hệ thống y tế của thủ đô bị quá tải.

Trong khi đó, Iran cùng ngày ghi nhận thêm 251 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng số trường hợp không qua khỏi lên 28.544 ca. Trong khi đó, số ca mắc tại nước này hiện là 500.075 ca, tăng 3.822 ca. Trong ngày 11/10, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi là quan chức mới nhất có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó một ngày, ông Mohammad-Baqer Nobakht, Phó Tổng thống phụ trách hoạch định kinh tế, cũng có kết quả xét nghiệm dương tính.

Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Iran cho biết có kế hoạch bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng ở các thành phố lớn khác, bên cạnh thủ đô Tehran, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bộ trưởng Y tế Saeed Namaki cho biết đã yêu cầu cảnh sát và các tình nguyện viên cùng các cơ quan chức năng khác hỗ trợ xử lý nghiêm khắc các đối tượng vi phạm. Các trường học, nhà thờ Hồi giáo, cửa hàng, nhà hàng...tại thủ đô Tehran đã phải đóng cửa trong 1 tuần, kể từ ngày 3/10, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, chính quyền thành phố hôm 9/10 đã quyết định kéo dài biện pháp này thêm 1 tuần.

Australia và Hàn Quốc nới lỏng một số hạn chế

Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 trong nước đã có dấu hiệu cải thiện, Australia đang cân nhắc việc nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước, còn Hàn Quốc cũng nới lỏng quy định giãn cách xã hội.

Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết ông đã thảo luận với những người đồng cấp ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Thái Bình Dương về việc nới lỏng các hạn chế đi lại với các nước này. Bắt đầu từ ngày 15/10, Chính phủ Australia sẽ cho phép các công dân New Zealand nhập cảnh vào một số bang của nước này mà không cần kiểm dịch, bao gồm bang New South Wales, Vùng lãnh thổ thủ đô, Canberra và Vùng lãnh thổ Bắc Australia.

Ngày 11/10, Australia ghi nhận 19 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong đó có 12 ca ở bang Victoria, và một trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 898 ca trên toàn quốc. Trong bối cảnh các ca nhiễm hằng ngày vẫn chưa thể giảm xuống dưới con số 5, mức mục tiêu đề ra cho việc nới lỏng lệnh phong tỏa, Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews cho biết lệnh phong tỏa khó có thể dỡ bỏ hoàn toàn vào ngày 19/10 tới.

Cùng ngày, Hàn Quốc đã quyết định nới lỏng một số quy định về giãn cách xã hội, qua đó cho phép các địa điểm giải trí ban đêm được mở cửa trở lại và khán giả được tới xem các sự kiện thể thao, trong bối cảnh các ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh về mức 2 chữ số trong 2 tuần qua.

Phát biểu tại cuộc họp Cơ quan ứng phó thảm họa trung ương, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết theo quyết định trên, nước này sẽ hạ mức giãn cách xã hội từ cấp độ 2 xuống cấp độ 1 trên toàn quốc, bắt đầu từ ngày 12/10.

Theo thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA), ngày 11/10, nước này ghi nhận thêm 58 ca mắc. Trong số các ca mắc mới trong cộng đồng có 19 ca được ghi nhận ở thủ đô Seoul và 18 ca ở tỉnh Gyeonggi giáp thủ đô./.

Tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, thống kê mới nhất của hãng tin AFP cho thấy khu vực này đã ghi nhận tổng cộng 10.068.397 ca mắc, trong đó có 368.186 ca tử vong. Khu vực châu Phi cũng đã ghi nhận 1.571.469 ca mắc, trong đó có 37.886 ca tử vong.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.