Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Toàn cảnh dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 19/6: Số ca mắc mới tại Châu Á vẫn tăng

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 166.258 trường hợp mắc COVID-19 và 4.773 ca tử vong. Đại dịch được cảnh báo đang bước vào một "giai đoạn mới và nguy hiểm", lây lan kỷ lục tại một số bang ở Mỹ và vượt qua ngưỡng 1 triệu ca ở Brazil.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia, sau ba tháng điều hành các phiên họp điều hành nội các qua mạng do các lệnh hạn chế phòng chống dịch lây lan, Tổng thống Joko Widodo ngày 19/6 cho biết ông sẽ đi làm trực tiếp trở lại trong tuần tới.

Indonesia đang chuyển sang trạng thái "bình thường mới" với việc nới lỏng một số hạn chế bất chấp số ca lây nhiễm vẫn ở mức đang ở mức đáng ngại. Ngày 19/6, Indonesia ghi nhận 1.041 ca nhiễm virus mới, nâng tổng số người bệnh lên 43.803, vượt khá xa Singapore. Cùng ngày, nước này có thêm 34 ca tử vong và hiện số trường hợp tử vong là 2.373, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Bộ Y tế Singapore cho biết, ngày 19/6 nước này ghi nhận 142 ca nhiễm virus, nâng tổng số ca bệnh lên 41.615 trường hợp. Trong số các ca nhiễm mới có một trường hợp duy nhất lây nhiễm cộng đồng liên quan đến một tù nhân trong chuyến thăm xã hội. Con số bệnh nhân nhiễm mới trong ngày 19/6 là thấp nhất kể từ ngày 8/4. Đa số người mắc bệnh vẫn các công nhân nhập cư.

Trong khi đó, Nhật Bản đã dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế đi lại trong nước nhằm khôi phục nền kinh tế chịu nhiều tác động do đại dịch COVID-19, song người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội. Hiện Chính phủ Nhật Bản cũng đã cho phép các sự kiện, các hoạt động trong nhà và ngoài trời thu hút tối đa 1.000 người tham dự.

Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy tính tới sáng 19-6, với 49 ca mới nhiễm virus SARS-CoV-2 được phát hiện, tổng số ca mắc Covid-19 ở nước này đã tăng lên thành 12.306 ca.

Hàn Quốc đã nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội và chuyển sang tiến hành "kiểm dịch trong cuộc sống hàng ngày" bắt đầu từ ngày 6/5 vừa qua, song ngay sau đó cơ quan y tế nước này đã phát hiện một số ổ dịch có nguy cơ lây nhiễm rất cao ở khu vực Thủ đô Seoul và vùng phụ cận, nơi chiếm gần một nửa dân số Hàn Quốc.

Ngày 19/6, Ủy ban Y tế Quốc gia TrungQuốc (NHC) thông báo tính đến cuối ngày 18/6, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 32 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có tới 25 ca tại Thủ đô Bắc Kinh. Tính đến nay Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 83.325 ca mắc Covid-19.

Trước đó, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã quyết định ngừng mọi sự kiện thể thao, đóng cửa các phòng tập gym, các trường học, ngừng hơn 1.500 chuyến bay/ngày. Khoảng 30 khu dân cư hiện đã bị phong tỏa, trong khi nhiều thành phố đã áp dụng cách ly bắt buộc đối với người từ Bắc Kinh.Ảnh minh họaẢnh minh họa

Đến 6h sáng 20/6, nước Mỹ ghi nhận tổng cộng 2.294.427 ca COVID-19, tăng 30.776 ca trong 24 giờ qua, trong khi số ca tử vong là 121.384 người, tăng 696 ca.

Việc gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm virus SARS-COV-2 mới trong ngày tại 3 tiểu bang trên khiến giới chuyên gia y tế cộng đồng lo ngại rằng dịch COVID-19 có thể bùng phát trở lại và trở nên mất kiểm soát tại các bang này.

Cựu giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) Scott Gottlieb nhận định những bang này đang ở thời điểm bắt đầu mất kiểm soát, tuy nhiên vẫn có 1-2 tuần để đưa ra các biện pháp nhằm khống chế sự lây lan của đại dịch.

Bộ Y tế Brazil thông báo nước này ghi nhận 54.771 ca COVID-19 mới trong ngày 19/6, đây là một kỷ lục lây nhiễm trong ngày mới, nâng tổng số ca tại Brazil vọt lên 1.032.914. Như vậy Brazil trở thành quốc gia thứ hai, sau Mỹ, có trên 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Nước này cũng ghi nhận 1.206 ca tử vong trong cùng ngày, nâng tổng số người chết lên con số 48.854.

Châu Âu đang là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19 với hơn 190.000 ca tử vong trong gần 2,5 triệu ca mắc. Liên minh châu Âu (EU) hiện phải đối mặt với đợt suy thoái lớn nhất trong lịch sử 63 năm, và các nước đang chịu sức ép phải tìm cách để vực dậy nền kinh tế của khối. Trung tâm của hội nghị thượng đỉnh trực tuyến lần này là đề xuất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen về việc thành lập một quỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19 trị giá 750 tỷ euro (840 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các nước vượt qua suy thoái do đại dịch.

Tại Anh, giới chức y tế hàng đầu của nước này đã nhất trí hạ mức cảnh báo dịch COVID-19 xuống một nấc sau khi dịch bệnh theo chiều hướng cải thiện. Theo đó, Trung tâm An ninh sinh học chung của Anh đã khuyến nghị hạ cảnh báo dịch COVID-19 từ mức 4 (mức đánh giá dịch đang lây lan, tình trạng lây nhiễm cao hoặc đang gia tăng mạnh) xuống mức 3 - dịch bệnh nhìn chung đang lây lan.

Virus SARS-CoV-2 COVID-19 đã xuất hiện tại hai thành phố lớn ở miền Bắc Italy từ tháng 12 năm ngoái, hơn hai tháng trước khi trường hợp đầu tiên được phát hiện. Đây là phát hiện được Viện Y tế quốc gia Italy (ISS) công bố ngày 19/6.  Các nhà nghiên cứu đã phát hiện dấu vết di truyền của virus SARS-CoV-2 - thời điểm khi virus này chính thức được biết tới - trong các mẫu nước thải được thu thập ở Milan và Turin vào cuối năm ngoái, và ở Bologna vào tháng Một năm nay. Trong khi đó, ca mắc COVID-19 đầu tiên tại Italy được phát hiện vào giữa tháng Hai.

Nga ghi nhận 7.972 ca nhiễm COVID-19 trong vòng 1 ngày qua, đưa tổng số bệnh nhân lên 569.063 người. Cũng trong 24 giờ qua tại Nga có thêm 181 người tử vong, nâng tổng số người tử vong vì COVID-19 lên 7.841 người.

Tuyên bố được Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong bối cảnh nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch COVID-19 mới do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.

Tại cuộc họp báo ngày 19/6 (tối 19/6 theo giờ Hà Nội), Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã bước sang giai đoạn “mới và nguy hiểm”.

Phát biểu tại cuộc họp báo từ trụ sở WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua đã “ở mức cao nhất từ trước tới nay tính trong vòng 1 ngày”.

Theo ông Tedros Ghebreyesus gần một nửa số ca mắc này được ghi nhận ở châu Mỹ, trong khi khu vực Nam Á và Trung Đông cũng ghi nhận số lượng bệnh nhân lớn. Người đứng đầu WHO nói: “Nhiều người đã chán ngán việc ở nhà. Nhiều quốc gia đang háo hức mở cửa các xã hội và nền kinh tế. Song virus SARS-CoV-2 vẫn lây nhiễm nhanh. Virus này vẫn gây chết người và hầu hết mọi người vẫn dễ mắc bệnh”. 

 Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng
Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục hướng về các mức cao hơn, nhà đầu tư cần thận trọng khi giao dịch những cổ phiếu thuộc nhóm giá trị cao.

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 29/3, giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện giá heo trung binh dao động 58.000 - 62.000 đồng/kg.

Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 29/3: miền Bắc mưa to, miền Nam nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang
Giá tiêu hôm nay 29/3: Duy trì đi ngang

Giá tiêu hôm nay 29/3, giá tiêu trong nước tiếp tục duy ở mức ổn định. Hiện giá tiêu trung bình dao động ở mức 92.500 - 96.000 đồng/kg.

Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng
Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng

Tỷ giá USD hôm nay 29/3, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,18%, đạt mốc 104,53. Đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố vào hôm nay.

Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?
Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, không chỉ tại Hà Nội, TP. HCM, thực trạng người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo" còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành.