Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên toàn cầu là 714.319 người. Thế giới vẫn còn tới 56.678 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch.

Tại châu Á, dịch vẫn "nóng" ở Singapore và Ấn Độ. Singapore đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tại đảo quốc này lên 10.141 ca.

Theo Bộ Y tế, tính đến 6h sáng 23/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19, tổng số ca mắc vẫn giữ nguyên 268. Hiện tại còn 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 08 cơ sở y tế. Hiện còn 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.081.

Bộ Y tế Singapore ngày 22/4 cho biết tính nước này đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 10.141 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Singapore ghi nhận mỗi ngày trên 1.000 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn xuất phát từ các khu nhà ở của lao động nước ngoài. Trong số các ca nhiễm mới ngày 22/4 có 15 ca nhiễm là công dân Singapore và người có thẻ thường trú dài hạn.

Tại Ấn Độ, Bộ Y tế liên bang thông báo số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này vượt mốc 20.000 ca. Tới 6h sáng 23/4, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 21.370 ca mắc bệnh. Tổng số ca tử vong cũng đã tăng lên 681 người.

Tại Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 22/4 nhận định nếu nước này muốn dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào ngày 6/5 thì hiện là "thời điểm quan trọng nhất". Thủ tướng Abe cho rằng vẫn chưa đạt được mục tiêu giảm 80% tỷ lệ tiếp xúc cá nhân, vốn là biện pháp được kêu gọi nhằm hạn chế việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Do đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản hối thúc người dân cố gắng hoàn thành mục tiêu này. Nhật Bản ghi nhận 11.512 ca mắc COVID-19.

Ngày 22/4, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường  đã chủ trì Hội nghị của Nhóm lãnh đạo Trung ương về công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên toàn cầu là 714.319 người. Thế giới vẫn còn tới 56.678 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịchSố bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên toàn cầu là 714.319 người. Thế giới vẫn còn tới 56.678 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch

Hội nghị khẳng định tình hình dịch COVID-19 lại tái bùng phát ở một một số địa phương, có nơi đã xảy ra lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Các ban ngành liên quan cần cử ngay nhóm chuyên gia dịch tễ, y tế đến để hướng dẫn các địa phương điều tra và công bố nguyên nhân gây ra dịch bệnh và tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, xác định rõ các ca nhiễm, nghi nhiễm, cũng như các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng và những người tiếp xúc gần, nhằm sớm chặn đường lây lan.

Giới chức y tế Hàn Quốc chiều 22-4 cho biết, virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 được phát hiện trong các ca tái phát ở nước này dường như không có nguy cơ lây nhiễm. Các nghiên cứu về nguyên nhân của tình trạng tái phát Covid-19 sau điều trị tại Hàn Quốc đang được tiến hành chuyên sâu.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), đến hôm nay Hàn Quốc đã ghi nhận 207 ca tái phát Covid-19 sau xuất viện.

Mỹ dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 với 844.992 ca mắc bệnh và 47.430 ca tử vong. Xếp thứ hai là Tây Ban Nha với 208.389 ca mắc và 21.717 ca tử vong. Italy tiếp tục xếp vị trí thứ 3 với 187.327 ca mắc và 25.085 ca tử vong. Đứng thứ tư là Pháp với 159.877 ca mắc và 21.340 ca tử vong. Theo CNN, ngày 22/4, một quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ cho biết hiện 26 tàu chiến của nước này đang có ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong khi 14 tàu khác từng từng bị virus này hoành hành song các thủy thủ mắc bệnh đã phục hồi.

Ngày 22/4, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy thông báo nước này đã ghi nhận thêm 3.370 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại quốc gia Nam Âu này lên 187.327 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong tăng 437 ca lên 25.085 trường hợp. Ngoài ra, Italy hiện có 23.805 ca nhập viện với các triệu chứng, trong đó, tổng số ca phải điều trị tích cực là 2.384, giảm 87 trường hợp.

Chính phủ Italy đã công bố giai đoạn 2 nhằm ứng phó với dịch COVID-19, bắt đầu từ ngày 4/5. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nêu rõ chính phủ sẽ thông qua sắc lệnh mới về tình trạng khẩn cấp với gói hỗ trợ khoảng 50 tỷ euro. Trong giai đoạn 2, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn khi mà vẫn chưa có liệu pháp điều trị bệnh và vaccine phòng ngừa.

Vùng tâm dịch Lombardy, phía Bắc Italy, ghi nhận thêm 1.161 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại vùng này lên 69.092 trường hợp, số ca tử vong là 12.740 ca (tăng 161 ca).

Cùng ngày, giới chức y tế Bỉ thông báo tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này đã vượt 6.000 người. Cụ thể, Bỉ ghi nhận tổng cộng 6.262 ca tử vong sau khi có thêm 266 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm cũng đã tăng lên thành 41.889 ca sau khi phát hiện thêm 933 ca mới.

Bộ Y tế Thụy Sĩ thông báo tổng số ca tử vong là 1.509, tăng 30 ca so với một ngày trước đó. Số ca nhiễm cũng tăng lên thành 28.268 người, tăng 205 ca. Tốc độ gia tăng số ca mới hàng ngày có dấu hiệu giảm trong những ngày gần đây cho phép Chính phủ Thụy Sĩ nới lỏng dần các biện pháp hạn chế từ ngày 27/4.

Trong 24 giờ qua, trên toàn lãnh thổ LB Nga đã ghi nhận thêm 5.236 ca mắc, đưa tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này lên 57.999 ca (tăng 9,9%). Cũng trong thời gian này, đã có thêm 57 ca tử vong, đưa tổng số người tử vong lên 513 ca. Hiện tổng số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh lên 4.420 người. Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có số người nhiễm cao  nhất với 2.548 người, đưa tổng số người bệnh lên 31.981.

Tại Anh, ngày 22/4, Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định tới cuối tháng 4, quốc gia này sẽ đạt được mục tiêu xét nghiệm 100.000 người nghi nhiễm virus trong một ngày. Các số liệu chính thức hôm 21/4 cho thấy nước này đã tiến hành 18.206 xét nghiệm vào một ngày trước. Ngoại trưởng Raab đang tạm thời đảm nhận vai trò điều hành đất nước thay Thủ tướng Boris Johnson đang trong quá trình phục hồi sau khi phải nhập viện điều trị COVID-19. Hiện Anh ghi nhận 133.895 ca nhiễm và 18.100 ca tử vong. Phát biểu trước Quốc hội, ông Raab cũng nhận định quốc gia này đang bắt đầu bước qua giai đoạn đỉnh dịch.

Liên quan tới tình hình dịch bệnh tại Tây Ban Nha, ngày 22/4, Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết chính phủ nước này có kế hoạch đến trung tuần tháng Năm tới sẽ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế hoạt động vốn được áp đặt để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Tại Hà Lan, số ca tử vong cũng đã vượt mốc 4.000, lên 4.054 ca. Theo cập nhật của Viện Y tế cộng đồng Hà Lan (RIVM), hiện số ca nhiễm là 34.842 ca, tăng 708 ca trong 24 giờ qua. Viện này lưu ý con số thực tế có thể cao hơn vì có khả năng còn những ca nhiễm mà chưa được xét nghiệm.

Cũng trong ngày 22/4, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ghi nhận thêm 483 ca mắc COVID-19, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên tới 8.238. Theo nhà chức trách UAE, các ca nhiễm mới là những người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, tất cả đều đang được điều trị và có điều kiện sức khỏe ổn định. Là quốc gia đầu tiên ở Vùng Vịnh phát hiện các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và có số ca mắc khá cao nhưng đến nay UAE mới có 52 bệnh nhận tử vong do COVID-19.

 Trang Nguyễn