Theo Bộ Y tế, tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 7/5, Việt Nam đã 21 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới. Hiện tổng số ca vẫn là 271. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 20.942, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 169; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.469; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.304.

Trong số các ca nhiễm mới có 11 người Singapore, trong khi lao động nhập cư sống trong các khu nhà dành cho lao động nước ngoài chiếm đa số các ca còn lại. Con số lây nhiễm ngoài cộng đồng và số ca nhiễm không rõ nguồn gốc đã và đang giảm dần. Hiện Singapore đã có 1.513 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện, 18 người tử vong.

Tính từ ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên vào ngày 23/1, sau khoảng 13 tuần, Singapore ghi nhận số ca nhiễm lên trên 10.000 người vào ngày 22/4. Tuy nhiên, số bệnh nhân tại nước này đã tăng gấp đôi chỉ trong 2 tuần vừa qua.

Tại Philippines, tổng số ca nhiễm COVID-19 đã vượt mốc 10.000. Trong thông báo ngày 6/5, Bộ Y tế nước này cho biết 320 ca nhiễm mới đưa tổng số ca nhiễm lên 10.004. Bộ này cũng thông báo 21 trường hợp tử vong mới, đưa tổng số trường hợp tử vong lên 658. Tuy nhiên 98 trường hợp đã khỏi bệnh, đưa tổng số trường hợp khỏi bệnh lên 1.506.

Trong khi đó, Malaysia ngày 6/5 thông báo 45 ca nhiễm COVID-19 mới, đưa tổng số ca nhiễm lên 6.428. Số ca tử vong tại nước này hiện là 107 người.

Tại Indonesia, số ca nhiễm mới trong ngày 6/5 là 367 người và 23 ca tử vong. Như vậy, tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này hiện là 12.438, trong đó 895 người đã không qua khỏi.

Bộ Y tế Campuchia sáng 6/5 ra thông cáo cho biết trong 24 ngày liên tiếp, Campuchia không phát hiện ca nhiễm mới COVID-19. Trong tổng cộng 122 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Campuchia, 120 người đã khỏi bệnh và xuất viện.

Nhiều nước trên thế giới vẫn trong tình trạng báo động đỏNhiều nước trên thế giới vẫn trong tình trạng báo động đỏ

Tờ The Moscow Times đến tối 6-5 (giờ Việt Nam) ghi nhận trong 24 giờ qua, Nga có thêm 10.559 người nhiễm COVID-19, đưa tổng số bệnh nhân COVID-19 ở nước này lên 155.370. Đây là ngày thứ tư liên tiếp Nga ghi nhận số ca nhiễm trong một ngày vượt mốc 10.000 người và hiện là quốc gia có số người nhiễm nhiều thứ bảy thế giới - sau Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Pháp và Đức. Số ca tử vong ở Nga cũng tăng 86 người trong 24 giờ qua, lên 1.537.

Trang thống kê Worldometer đến tối 6-5 (giờ Việt Nam) ghi nhận Mỹ trong ngày có thêm 450 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.238.083. Số ca tử vong tăng thêm 14 người, lên 72.285.

Đài NBC News cùng ngày đưa tin một nhà nghiên cứu người Trung Quốc thuộc ĐH Pittsburgh (Mỹ) tên Bing Liu (37 tuổi) tử vong tại nhà riêng, trên người có nhiều vết đạn.

Trong cuộc họp báo ngày 6/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng sự thiếu minh bạch của Trung Quốc đã khiến hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới tử vong. Ông Pompeo cáo buộc Trung Quốc đã che giấu thông tin ban đầu về dịch bệnh ở Vũ Hán và vẫn tiếp tục từ chối chia sẻ thông tin với các nước. Theo ông Pompeo, Trung Quốc đã thông tin sai lệch về dịch bệnh mặc dù phải có nghĩa vụ chia sẻ thông tin theo các quy định y tế quốc tế khi là thành viên của WHO.

Ông Pompeo cho biết mặc dù không chắc chắn nhưng có chứng cứ virus SARS-CoV-2 đã khởi phát từ một phòng thí nghiệm vi rút ở Vũ Hán. Ông Pompeo cũng phủ nhận thông tin cá nhân ông và các quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump có những nhận định khác nhau về nguồn gốc của Covid-19. 

Cách đó khoảng 1,6 km, cảnh sát phát hiện một người nữa tử vong trong xe hơi có vết thương do súng bắn. Cảnh sát sau đó cho biết người này tên Hao Gu (46 tuổi) và có quan hệ với ông Liu. Điều tra ban đầu cho thấy có thể ông Hao Gu đã sát hại ông Liu rồi tự sát.

Đáng chú ý, đại diện ĐH Pittsburgh khẳng định ông Liu sắp đạt được những phát hiện rất quan trọng về cơ chế lây nhiễm của virus gây dịch COVID-19 và cơ sở tế bào của các đột biến của virus.

Tính đến tối 6-5 (giờ Việt Nam), Đức ghi nhận 855 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân ở đây lên 167.007. Số ca tử vong không tăng, vẫn dừng ở 6.993.

Nhiều bang của Đức đã nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm từng bước khôi phục cuộc sống thường nhật của người dân và giảm thiểu những tác động của đại dịch COVID-198 đối với kinh tế nước này. Đức vẫn duy trì kiểm soát biên giới với các nước Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Luxembourg và Thụy Điển cho đến ngày 15/5.

Quốc hội Tây Ban Nha ngày 6/5 đã thông qua đề nghị của chính phủ về việc gia hạn tình trạng khẩn cấp tại nước này đến ngày 24/5 nhằm ngăn Covid-19.

Với 178 phiếu ủng hộ trên 76 phiếu chống và 97 phiếu vắng mặt, Quốc hội Tây Ban Nha tối ngày 6/5 đã thông qua đề nghị của chính phủ nước này về việc gia hạn thêm tình trạng khẩn cấp.Với quyết định này, tình trạng khẩn cấp tại Tây Ban Nha sẽ được gia hạn thêm 2 tuần, kể từ thời điểm ngày 10/5, tức sẽ kéo dài đến hết ngày 24/5.Với quyết định này, tình trạng khẩn cấp tại Tây Ban Nha sẽ được gia hạn thêm 2 tuần, kể từ thời điểm ngày 10/5, tức sẽ kéo dài đến hết ngày 24/5.

Lãnh đạo các nước Latvia, LítvaEstonia tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho công dân các nước này đi lại. Đây là khu vực đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) mở cửa biên giới để người dân có thể đi lại.

Phát biểu trên trang mạng xã hội Facebook, Thủ tướng Litsva Saulius Skvernlis nhấn mạnh lãnh đạo ba nước đều nhất trí cho rằng các nước vùng Baltic đã khống chế dịch COVID-19 và đều tin tưởng vào hệ thống y tế của nhau. Do đó, từ ngày 15/5 tới, ba nước trên sẽ dở bỏ mọi hạn chế đi lại đối với công dân. Tuy nhiên, những người từ các nước khác đến ba nước vùng Baltic sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày.

Ủy ban châu Âu (EC) khuyến cáo cần có sự phối hợp trong việc dỡ bở việc kiểm soát biên giới nội địa giữa tất cả quốc gia thành viên. Latvia, Lítva và Estonia - ba đối tác thương mại chính của nhau, cũng đang tiến hành các bước đi thận trọng nhằm mở cửa lại nền kinh tế sau các biện pháp phong tỏa nhằm khống chế sự lây lan của đại dịch.

Ba quốc gia vùng Baltic đã trở thành thành viên của EU từ năm 2004 và thuộc khu vực tự do đi lại Schengen kể từ năm 2007. Estonia và Lítva đã đóng cửa biên giới đối với những người không phải công dân nước mình trong suốt thời gian dịch COVID-19 bùng phát. Bên cạnh đó, cả ba nước đều yêu cầu những người nhập cảnh không vì lý do công việc phải cách ly bắt buộc.

Kể từ khi bùng phát dịch bệnh, Lítva ghi nhận 48 người tử vong, trong khi số ca tử vong tại Latvia và Estonia lần lượt là 17 ca và 55 ca. Số ca COVID-19 mới tại ba nước trên đã giảm dần trong thời gian gần đây.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về thực hiện các biện pháp đã thông qua trước đó nhằm hỗ trợ nền kinh tế và lĩnh vực xã hội, dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đứng đầu Cơ quan Kiểm soát và bảo vệ tiêu dùng Anna Popova đã đưa ra các khuyến nghị về dỡ bỏ các hạn chế được áp đặt tại Nga do dịch Covid-19 theo 3 giai đoạn.

Ở mỗi giai đoạn những người đứng đầu các vùng theo đề nghị của các bác sĩ vệ sinh dịch tễ chính sẽ có thể quyết định về các hoạt động cụ thể. Khi dỡ  bỏ các hạn chế cần đánh giá về các chỉ số như tốc độ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, quỹ giường trống để tiếp nhận bệnh nhân, chỉ số bao phủ xét nghiệm để hiểu mức độ lây nhiễm trong dân số. Và tất cả các chỉ số này được đánh giá hồi cứu trong một hoặc hai tuần, có liên quan đến thời gian ủ bệnh của dịch bệnh.

"Số nhân viên y tế nhiễm bệnh đã tăng từ 23.000 lên hơn 90.000 người", Howard Catton, lãnh đạo tổ chức ICN, nhận định ước tính này có thể thấp hơn thực tế vì không thể thống kê tất cả quốc gia trên thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc đang nỗ lực điều phối ứng phó toàn cầu chống đại dịch, cũng từng cảnh báo 194 quốc gia thành viên đang không cung cấp đầy đủ số liệu về nhân viên y tế mắc bệnh.

 Trang Nguyễn