Thống kê của báo South China Morning Post (SCMP), bao gồm số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), cho biết tính đến 1 giờ 20 phút chiều ngày 15/2, trên toàn thế giới đã ghi nhận 1.526 ca tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 gây ra và số ca nhiễm bệnh là 67.100.
Như vậy, so với số liệu được SCMP cập nhật vào sáng 15/2, đã có thêm ba ca tử vong mới, trong khi số ca nhiễm tăng thêm 206 người.
Thống kê trên cũng ghi nhận được tổng tộng 8.141 ca nhiễm được chữa khỏi, tăng 321 trường hợp so với sáng cùng ngày.
Tại Việt Nam, đến nay số người nhiễm virus COVID-19 là 16 ca, trong đó có bảy bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.
So với số liệu được SCMP cập nhật vào sáng 15/2, đã có thêm 3 ca tử vong mới, trong khi số ca nhiễm tăng thêm 206 người.
Cụ thể, 16 trường hợp đã và đang nhiễm covid-19 bao gồm:
2 cha con người Trung Quốc (2 người đã khỏi và xuất viện)
6 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (4 người đã khỏi và xuất viện)
6 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19 (1 người đã khỏi và xuất viện)
1 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc
1 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid -19.
Hiện đã có 7 trường hợp được điều trị khỏi.
“Giai đoạn then chốt nhất” chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc
Phát biểu với báo giới ngày 15/2, Phó Chủ nhiệm NHC - ông Vương Hạ Thắng cho biết việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch COVID-19 tại địa phương và trên toàn Trung Quốc đang trong giai đoạn then chốt nhất, theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
“Trong nỗ lực kéo giảm tỉ lệ nhiễm bệnh, tỉnh Hồ Bắc và đặc biệt là thành phố Vũ Hán sẽ tăng cường lực lượng ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở các cộng đồng dân cư và thúc đẩy việc quản lý tại chỗ để đảm bảo mỗi cộng đồng là một pháo đài trong cuộc chiến chống dịch bệnh”, ông Vương nói.
Ông Vương đang là Phó Chủ nhiệm NHC kiêm nhiệm Bí thư đảng ủy Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc và Chủ nhiệm Ủy ban Y tế của tỉnh này.
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 14/2 đã nhấn mạnh yêu cầu cải thiện cơ chế ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh nghiêm trọng và hệ thống quản lý tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia để vượt qua bài kiểm tra về “năng lượng và hệ thống quản trị quốc gia”.
Ông Tập nhắc lại bảo vệ sức khỏe cho người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đảng và chính phủ Trung Quốc. Do đó, nước này cần phải cải thiện các điểm còn yếu kém và cởi bỏ các nút thắt đã lộ ra trong quá trình ứng phó với dịch bệnh lần này.
Virus COVID-19 đã có mặt ở cả năm châu lục
Bộ Y tế Ai Cập ngày 14-2 đã công bố một công dân nước ngoài là trường hợp đầu tiên nhiễm virus COVID-19 tại nước này song không công bố danh tính bệnh nhân, theo hãng tin AFP.
Cairo cho biết đã báo cáo ca nhiễm này lên Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời đã tiến hành cách ly người bệnh.
“Hiện người này vẫn ổn định, chưa phát hiện các triệu chứng xấu", phát ngôn viên Bộ Y tế Ai Cập Khaled Megahed nói.
Ai Cập trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Phi xuất hiện ca nhiễm COVID-19 và là trường hợp thứ hai ở khu vực Trung Đông sau Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Trước đó, Bờ Biển Ngà là quốc gia đầu tiên ở châu Phi phát hiện ca nghi nhiễm virus COVID-19 hôm 27-1, theo đài CNN.
Giới chức y tế nước này cho biết người này có các triệu chứng của bệnh như khó thở, ho và hắt hơi sau khi trở về từ Bắc Kinh vào ngày 25-1. Tuy nhiên, chưa có thông tin xác nhận người này đã dương tính với virus COVID-19.
Như vậy, dịch COVID-19 đã chính thức lây nhiễm sang tất cả các châu lục có dân cư sinh sống. Ban đầu, dịch bệnh bùng phát từ Trung Quốc và đã lan sang nhiều nơi ở châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ và châu Âu.
T. Nguyễn