Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 306,16 tỷ USD trong nửa cuối tháng 05/2022

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa cuối tháng 05/2022 (từ ngày 16/05 đến ngày 31/05/2022) đạt 35,17 tỷ USD, tăng 24,2% - tương ứng tăng 6,86 tỷ USD so với nửa đầu tháng 05/2022.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng Năm đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 31/05/2022 đạt 306,16 tỷ USD, tăng 16%,tương ứng tăng 42,2 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 306,16 tỷ USD trong nửa cuối tháng 5/2022 (Ảnh minh họa)
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 306,16 tỷ USD trong nửa cuối tháng 05/2022. Ảnh minh họa internet.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 211,43 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng 27,95 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 94,73 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng 14,25 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trong nửa đầu tháng 05/2022, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 862 triệu USD. Tính chung trong 05 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại thặng dư 446 triệu USD.

Về xuất khẩu: Kim ngạch trong tháng Năm năm 2022 đạt 18,02 tỷ USD, tăng 40,9% (tương ứng tăng 5,23 tỷ USD) so với kỳ tháng 05/2022.

Trị giá xuất khẩu nửa cuối tháng 05/2022 biến động tăng so với nửa đầu tháng 05/2022 ở một số nhóm hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,23 tỷ USD, tương ứng tăng 68%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 628 triệu USD, tương ứng tăng 42,2%; hàng dệt may tăng 493 triệu USD, tương ứng tăng 37,5%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 425 triệu USD, tương ứng tăng 22,9%; giày dép các loại tăng 384 triệu USD, tương ứng tăng 44,4%...

 

Trị giá xuất khẩu một số nhóm hàng lớn trong kỳ 1 và kỳ 2 của thấng 5/2022.
Trị giá xuất khẩu một số nhóm hàng lớn trong kỳ 1 và kỳ 2 của tháng 05/2022.

Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hoá nửa cuối tháng 05/2022 đạt 17,16 tỷ USD, tăng 10,5% (tương ứng tăng 1,63 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 05/2022.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong nửa cuối tháng 05/2022 tăng so với nửa đầu tháng 05/2022 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 349 triệu USD, tương ứng tăng 10,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 267 triệu USD, tương ứng tăng 14,3%; kim loại thường khác tăng 167 triệu USD, tương ứng tăng 42,3%; hóa chất tăng 134 triệu USD, tương ứng tăng 34,6%...

Như vậy, tính trong 05 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 153,3 tỷ USD, tăng 16,7%, tương ứng tăng 21,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021; Tổng trị giá nhập khẩu của cả nước 05 tháng đạt 152,86 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 20,26 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.

Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2
Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2

Qua 1 quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so đầu năm. Phần lớn trong khoản này, được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.

Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng
Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng

Ngành thuế hiện nắm giữ dữ liệu về tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và trên 121 triệu cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại. Trong báo cáo mới phát đi, Tổng cục Thuế cho biết đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?
Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?

Hành vi kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm chưa được công bố (chưa được cấp phép lưu hành) là hành vi bị xem xét xử phạt vi phạm theo quy định tại khoản 2, Điều 68 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025

Thông tư 24/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, trong đó quy định về tài khoản kế toán.