Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI - Bài 6: Bà Rịa – Vũng Tàu giữ vị trí số 6

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…

Bài 6: Bà Rịa – Vũng Tàu giữ vị trí số 6

Trong khuôn khổ Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu diễn ra vừa qua, UBND tỉnh đã trao quyết định chấp thuận - điều chỉnh chủ trương đầu tư; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án

Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Không ngừng cải cách - phục vụ người dân, doanh nghiệp

“Thời gian qua, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp và người dân”.

Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ, tại Hội nghị Giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024, diễn ra mới đây.

Tại hội nghị, các chuyên gia đã phân tích và có những khuyến nghị về chỉ số PAPI, PCI và PGI của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Diện mạo TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng văn minh, hiện đại  (Ảnh: VGP/HC)

Chuyên gia phân tích chính sách công của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, bà Đỗ Thanh Huyền cho biết, năm 2023, tỉnh tiếp tục thuộc nhóm cao, trong TOP 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chỉ số PAPI. Trong đó, tỉnh có những chỉ số thành phần như Thủ tục hành chính công, Quản trị môi trường năm 2023, có tiến bộ đáng kể và được đánh giá cao.

Tuy nhiên, với tổng điểm 44,57/thang 80 điểm, tỉnh vẫn cần tiếp tục cải thiện Chỉ số PAPI trong những năm tới. Trong đó, một số chỉ số được đánh giá ở mức trung bình - thấp như trách nhiệm giải trình với người dân; tham gia của người dân ở cấp cơ sở…

Bà Huyền khuyến nghị, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các nguyên tắc dân chủ trong bầu chọn vị trí trưởng thôn, tổ trưởng dân phố; thực hiện đầy đủ việc niêm yết công khai kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất trực tiếp tại UBND xã và cổng thông tin điện tử; áp dụng các biện pháp giảm thiểu, ngăn chặn hành vi vòi vĩnh, nhận hối lộ của công chức; giảm thiểu “vị thân” trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực nhà nước.

Thành phố biển Vũng Tàu (Ảnh: V.H)

Chuyên gia phân tích của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bà Lê Thanh Hà nhấn mạnh:

“Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành một trong 3 địa phương đạt thành công kép khi trong TOP 10 cả nước về chỉ số PCI và PGI. Điều này cho thấy sự nỗ lực và định hướng đúng của tỉnh, trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội”.

Các đại biểu cho biết, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được doanh nghiệp đánh giá cao trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; hệ thống thiết chế pháp lý, tạo được niềm tin cho doanh nghiệp… Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn gặp một số khó khăn liên quan đến tiếp cận vốn tín dụng, tìm kiếm khách hàng, đối tác kinh doanh, nguồn nhân lực...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ giao người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, rà soát ngay những hạn chế, thiếu sót, xác định rõ trách nhiệm để có giải pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc.

Bà Rịa - Vũng Tàu kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm

Trong đó, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thực hiện:

Chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số, giúp giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải trình, đối thoại;

Duy trì hoạt động hiệu quả Tổ công tác đặc biệt của UBND tỉnh, kịp thời giải quyết dứt điểm các kiến nghị và hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp, nhà đầu tư; lan tỏa, áp dụng các mô hình, sáng kiến, cách làm hay để nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ của chính quyền…

Khẳng định là một cực tăng trưởng vùng Đông Nam Bộ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân hiền hòa, mến khách, và lực lượng lao động có chất lượng.

Thành phố Bà Rịa

Sau 33 năm, kể từ ngày được thành lập, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của Trung ương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò, nâng cao vị thế của tỉnh, khẳng định là một cực tăng trưởng trong sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ.

Bà Rịa - Vũng Tàu, quy mô kinh tế (GRDP), đóng góp ngân sách trung ương, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn trong TOP 5 các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước (GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước). Cơ cấu kinh tế của tỉnh, đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đẩy mạnh cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, trở thành điểm đến đầy tiềm năng trong bản đồ thu hút đầu tư của cả nước. Trên địa bàn tỉnh, đã thu hút đầu tư FDI với tổng vốn hơn 33 tỷ USD, vốn đầu tư trong nước đạt 400.000 tỷ đồng. Riêng quý I/2024, đã thu hút vốn FDI hơn 1,50 tỷ USD và vốn đầu tư trong nước hơn 25.000 tỷ đồng.

Những năm qua, tỉnh đã đột phá - tạo ra sự khác biệt trong chiến lược phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu; đã hình thành 2 ngành công nghiệp mới đó là ngành công nghiệp hóa chất và ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo - điện gió.

Vũng Tàu 2024 

Song song đó, Bà Rịa - Vũng Tàu ưu tiên giành nguồn lực để đầu tư phát triển con người, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân. Đến nay, tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia; trật tự an toàn xã hội, quốc phòng – an ninh được bảo đảm.

Sự đầu tư của Trung ương vào các dự án hạ tầng đồng bộ, với quy mô lớn nhất từ trước tới nay và đang được khẩn trương xây dựng, nhằm biến vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện để biến tiềm năng thành các cơ hội mới, trong các lĩnh vực công nghiệp, cảng biển - logistics, du lịch – đô thị, dịch vụ chất lượng cao.

Đặc biệt, sự ra đời của Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 7/10/2022 về “phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045” đã định vị lại vai trò, vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng của vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.  Nghị quyết thể hiện rõ quan điểm giải phóng và tái phân bổ lại nguồn lực quốc gia, thông qua các cơ chế, chính sách để vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước.

Khu công nghiệp Châu Đức

Theo lãnh đạo tỉnh:

Quan điểm, tầm nhìn của Nghị quyết 24-NQ/TW, được tỉnh coi là cơ sở, nền tảng định hình cho việc quy hoạch Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050. Tỉnh đã tận dụng cơ hội thực hiện quy hoạch, để kiến tạo mô hình phân bổ không gian phát triển, tháo gỡ những điểm nghẽn, làm mới những động lực tăng trưởng cũ và kiến tạo động lực phát triển mới, kết hợp thực hiện 3 đột phá chiến lược (đột phá về hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, đột phá về chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính và đột phá về nâng cao năng lực quản trị công).

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Chính phủ phê duyệt lần này, xác định rõ mục tiêu đến năm 2030, tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với GRDP bình quân đầu người từ 18.000 - 18.500 USD; phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực  Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế; là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất Vùng Đông Nam Bộ.

Lãnh đạo tỉnh khẳng định, sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tìm hiểu, đầu tư và phát triển tại địa phương. Qua đó, phát huy tối đa sức mạnh nội lực, khai thác hiệu quả sức mạnh ngoại lực, đưa Bà Rịa - Vũng Tàu ngày một phát triển.

Khu công nghiệp Cái Mép

Tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư

Chỉ tính riêng quý I/2024, thu hút đầu tư vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã vượt cả năm 2023 với 62.000 tỷ đồng (bao gồm cả vốn đầu tư trong và ngoài nước); cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 23 dự án đầu tư trong và ngoài nước, tăng gấp 6,88 lần so cùng kỳ 2023.

Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài trong quý I, có sự khởi sắc khi Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 1,56 tỷ USD.

Tính đến cuối quý I, trên địa bàn tỉnh, có 1.156 dự án đầu tư của doanh nghiệp còn hiệu lực. Trong đó: Có 465 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33 tỷ USD; 691 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 400.000 tỷ đồng.

Kết quả thu hút đầu tư quý I cho thấy quy hoạch tỉnh, với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, việc tổ chức không gian lãnh thổ phù hợp, bước đầu đã có tác động tích cực đối với thu hút đầu tư, nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Hoạt động doanh nghiệp 

Theo quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bà Rịa - Vũng Tàu xác định duy trì vững chắc vị trí trong nhóm 10 địa phương có quy mô GRDP và tổng thu ngân sách nhà nước cao nhất cả nước.

Tỉnh tập trung thu hút đầu tư phát triển 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột: Công nghiệp; cảng biển - logistics; du lịch; các ngành dịch vụ chất lượng cao.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển với tầm nhìn dài hạn, tỉnh tổ chức không gian phát triển theo 4 vùng chức năng, tập trung vào 3 trục kinh tế động lực; kêu gọi, thu hút đầu tư 92 dự án thuộc các lĩnh vực hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; logistics, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch...

Trong khuôn khổ Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu diễn ra vừa qua, UBND tỉnh đã trao quyết định chấp thuận - điều chỉnh chủ trương đầu tư; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án. Trong đó, có 10 dự án đầu tư trong nước, gồm:

Công ty TNHH Xúc tiến thương mại dược phẩm và đầu tư TV, đầu tư Dự án Nhà máy dược phẩm Reiwa - Khu công nghiệp Đất Đỏ I, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 220 tỷ đồng, nâng tổng mức đầu tư dự án lên 400 tỷ đồng;

Công ty CP Kinh doanh nhà Nam Á, Dự án Khu chung cư cao cấp Phước Hội - Sea Pearl Apartment - huyện Đất Đỏ, tổng vốn đầu tư 410 tỷ đồng;

Bãi biển Vũng Tàu

Công ty TNHH Long Gia An, Dự án Khu dân cư Gia An 1 - Gia An Lakeside - huyện Đất Đỏ, tổng vốn đầu tư 635 tỷ đồng;

Tập đoàn Hòa Phát, Dự án Nhà máy chế biến gỗ sản xuất ván ép container phức hợp tre gỗ, các sản phẩm ngành gỗ công nghiệp từ ngành lâm nghiệp rừng trồng - Khu công nghiệp Châu Đức, tổng mức đầu tư 679 tỷ đồng;

Công ty CP Thép kỹ thuật cao Steel Builder,  Dự án Nhà máy sản xuất kết cấu thép kỹ thuật cao HTSB - Khu công nghiệp Châu Đức, tổng vốn đầu tư 839,7 tỷ đồng;

Công ty CP Cơ khí chế tạo Đại Dũng Vũng Tàu, Dự án Nhà máy cơ khí công nghệ cao Đại Dũng - Vũng Tàu - Khu công nghiệp Đông Xuyên, tổng vốn đầu tư 939 tỷ đồng;

Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ, Dự án Cơ sở lưu trú công nhân - Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, tổng vốn đầu tư 1.820 tỷ đồng;

Công ty CP Tập đoàn Eco Pearl City, Dự án Khu nhà ở sinh thái An Điền - thị trấn Long Điền, tổng vốn đầu tư 4.269 tỷ đồng;

Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ, Dự án Nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ - Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng;

Công ty CP Sản xuất nhựa Phú Mỹ, Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Phú Mỹ - Khu công nghiệp Cái Mép, điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư thêm 11.390 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư của toàn bộ dự án lên 24.855 tỷ đồng.

Ngắm Vũng Tàu về đêm

Có 5 dự án đầu tư FDI, gồm:

Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina, Dự án Đầu tư nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Khu công nghiệp Cái Mép, tổng vốn đầu tư tăng thêm 49 triệu USD, tăng tổng mức đầu tư dự án lên 1,6 tỷ USD;

Tosoh Corporation, Dự án TVP - Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, tổng vốn đầu tư 176 triệu USD;  

Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam (Châu Đức), Dự án Nhà máy Electronic Tripod Việt Nam (Châu Đức) - Khu công nghiệp Châu Đức, tổng vốn đầu tư 250 triệu USD;

Công ty TNHH Điện tử - Nghe nhìn BOE Việt Nam, Dự án thiết bị đầu cuối thông minh BOE Việt Nam (Giai đoạn 2) - Khu công nghiệp chuyên Sâu Phú Mỹ 3, tổng vốn đầu tư 277,5 triệu USD;

Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai, Dự án Sản xuất bio-based (1,4 butanediol) BDO - Khu công nghiệp KCN Phú Mỹ II, tổng vốn đầu tư 730 triệu USD.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phạm Văn Triêm cho biết, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương, cùng đồng hành với doanh nghiệp, vượt qua khó khăn, thử thách.

Một sự kiện quảng bá du lịch tại thành phố biển Vũng Tàu

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Phạm Viết Thanh nhấn mạnh:

“Các dự án đầu tư, đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, các tập đoàn, định chế tài chính hàng đầu của Việt Nam với công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít thâm dụng lao động, năng suất cao, thân thiện với môi trường. Đây là một thực tế chứng minh rõ nét nhất cho những nỗ lực và tiềm năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

Bức tranh kinh tế có nhiều “điểm sáng”

Theo đó, quý I, các ngành kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu có sự tăng trưởng so cùng kỳ 2023 và cao hơn mức Nghị quyết năm 2024 đề ra.

Một số ngành, đạt kết quả nổi bật:

Giá trị sản xuất công nghiệp (không tính dầu khí) tăng 11,92%; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 8,04%; doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 14,91%; doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 44,04%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,16%, ngư nghiệp tăng 3,72%.

Tiến độ thực hiện các dự án giao thông kết nối hạ tầng, tiếp tục được thúc đẩy. Hoạt động thu hút đầu tư đạt kết quả ấn tượng. Tỉnh tổ chức thành công Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, gắn với xúc tiến đầu tư 2024, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với các đại biểu, nhà đầu tư, doanh nghiệp, địa phương và các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh, góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, thu hút các nguồn lực cho phát triển của địa phương.

Bãi biển Vũng Tàu

Các lĩnh vực văn hóa - thể thao, y tế, giáo dục, khoa học & công nghệ, thông tin - truyền thông được triển khai đầy đủ, kịp thời; an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia được tập trung thực hiện hiệu quả, nhất là công tác chăm lo Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, bảo đảm Nhân dân đón Tết đầm ấm, vui tươi, phấn khởi, an toàn.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, được đẩy mạnh; quốc phòng - an ninh được giữ vững ổn định; công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị, có nhiều đổi mới và được chú trọng thực hiện; khối đại đoàn kết toàn dân và niềm tin của Nhân dân vào Đảng, hệ thống chính trị, được tăng cường củng cố…

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I, còn một số hạn chế:

Tăng trưởng GRDP đạt 6,46%, tuy cao hơn mức bình quân cả nước (5,66%), nhưng đạt thấp hơn so Nghị quyết đề ra 2024; tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, còn thấp (tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp mới đạt 67,75%, cụm công nghiệp đạt 61,06%).

Công tác cải cách hành chính ở một số địa phương còn hạn chế; chậm kiện toàn cấp ủy viên; tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, phản ánh có vụ việc còn chậm; tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông có chiều hướng tăng; tỷ lệ kết nạp đảng viên tại một số cấp ủy đạt thấp; công tác nắm tình hình Nhân dân, có lúc, có việc chưa kịp thời…

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá - làm rõ những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra, nhất là các chỉ tiêu đạt thấp. Trong đó:

Tập trung thảo luận về tình hình tăng trưởng kinh tế GRGP quý I, giải pháp trong thời gian tới, để đạt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP cả năm 8,5% - theo Nghị quyết đề ra;

Du lịch Vũng Tàu 2024 

Tình hình thu - chi ngân sách, giải pháp để bảo đảm thu - chi ngân sách năm 2024; giải pháp đẩy nhanh tiến độ trình phê duyệt các đồ án quy hoạch; điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, bảo đảm đồng bộ với Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;

Tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023  2025 trên địa bàn tỉnh, kiến nghị giải pháp bảo đảm đúng tiến độ đề ra…

Tại Hội nghị Giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Viết Thanh chỉ đạo:

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng để Đảng bộ tỉnh tăng tốc, bứt phá, về đích, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra. Trong bối cảnh dự báo tình hình tiếp tục còn nhiều khó khăn, thách thức, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP 8,5% của cả năm 2024 - là thách thức rất lớn.

Bạch Dinh chính - điểm nổi tiếng ở Vũng Tàu

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao năng lực dự báo, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân. Trong đó, cần tập trung:

Triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối, các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 7/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “phương hướng, nhiệm vụ năm 2024”, Chương trình công tác năm 2024 và các kết luận, chỉ đạo của thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan, bảo đảm đồng bộ với Quy hoạch tỉnh;

Tập trung công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, thực hiện một số dự án trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông kết nối quan trọng;

Triển khai các biện pháp hiệu quả, khả thi để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu GRDP (không tính dầu thô và khí đốt); đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư công, bảo đảm hoàn thành 100% kế hoạch đề ra;

Tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy năng lực sản xuất tăng thêm từ 30 dự án mới, trong năm 2024… 

Nhà Tròn – Di tích lịch sử trăm tuổi, thành phố Bà Rịa

Những cây bông gòn nở trắng xóa (Ảnh: Thanh Thuyy)

Chỉ số PCI (tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Provincial Competitiveness Index): Chỉ số đo lường và đánh giá thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố. Chỉ số PCI - có thể coi như “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố.

Có thể nói, chỉ số PCI đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố. Dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp, PCI phản ánh thực tiễn chất lượng điều hành kinh tế, môi trường kinh doanh và mức độ thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, PCI góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt, khi có: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì…

Tại Hội nghị Giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nguyễn Văn Thọ chia sẻ: “Những điểm chưa tốt phải làm cho tốt. Tốt rồi - không có nghĩa dừng lại, mà phải tiếp tục nỗ lực làm tốt hơn nữa. Quan điểm của tỉnh là không ngừng cải cách, hướng đến sự hài lòng của người dân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường”.

Bảng công bố xếp hạng TOP 30 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất năm 2023:

Tỉnh

Điểm số PCI

Xếp hạng

Quảng Ninh

71,25

1

Long An

70,94

2

Hải Phòng

70,34

3

Bắc Giang

69,75

4

Đồng Tháp

69,66

5

BRVT

69,57

6

Bến Tre

69,20

7

TT-Huế

69,19

8

Hậu Giang

69,17

9

Phú Thọ

69,10

10

Ninh Thuận

69,10

11

Hưng Yên

69,09

12

Lạng Sơn

69,05

13

Cần Thơ

68,88

14

Vĩnh Phúc

68,81

15

Đà Nẵng

68,79

16

Hải Dương

68,68

17

Bình Thuận

68,06

18

Ninh Bình

67,83

19

Tây Ninh

67,80

20

Đắk Nông

67,79

21

Cà Mau

67,65

22

Thái Nguyên

67,48

23

Trà Vinh

67,46

24

Bình Định

67,44

25

Lào Cai

67,38

26

TP.Hồ Chí Minh

67,19

27

Hà Nội

67,15

28

Tiền Giang

66,80

29

Thanh Hóa

66,79

30

Bài sau: Bến Tregiữ vị trí số 7

Thủy Hương

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên gia nhận định thị trường chứng khoán từ ngày 8/7 đến ngày 12/7
Chuyên gia nhận định thị trường chứng khoán từ ngày 8/7 đến ngày 12/7

Theo CSI, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, kiên nhẫn chờ đợi sự xác nhận đến từ thanh khoản trước khi mở thêm vị thế mua mới. Ngưỡng kháng cự chúng tôi kỳ vọng ở mốc quanh 1.293 điểm trong tuần này 8/7 – 12/7 và ngưỡng hỗ trợ ở mốc quanh 1.257 điểm.

Những khu vực không được phân lô, bán nền tại khu dân cư phường Đông Vệ, Thanh Hoá
Những khu vực không được phân lô, bán nền tại khu dân cư phường Đông Vệ, Thanh Hoá

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định quy định khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở tại Khu dân cư phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa (MBQH số 790) - giai đoạn 1.

Bắc Giang: Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi lên đến 600 %/năm trên toàn quốc
Bắc Giang: Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi lên đến 600 %/năm trên toàn quốc

Công an tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện, triệt phá đường dây hoạt động “tín dụng đen” trên không gian mạng. Với qui mô hoạt động trên toàn quốc, lãi suất lên đến 600%/năm.

Vì sao, 25 địa phương chưa hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã?
Vì sao, 25 địa phương chưa hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã?

Tính đến hết tháng 6/2024, Bộ Nội vụ đã nhận được 28/53 hồ sơ đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Vì sao, 25 địa phương chưa hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã?

Thời tiết ngày 8/7: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, Tây Bắc mưa lớn
Thời tiết ngày 8/7: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, Tây Bắc mưa lớn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng và đêm 8/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Hà Giang, Tuyên Quang có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm. Trong khi đó, khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ, với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Giá vàng hôm nay 8/7: Vàng nhẫn tăng theo thế giới
Giá vàng hôm nay 8/7: Vàng nhẫn tăng theo thế giới

Chốt phiên giao dịch tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước tăng vọt theo giá thế giới, tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới dự báo tiếp tục tăng bởi nhiều thông tin đang hỗ trợ như đồng USD suy yếu, lợi suất trái phiếu giảm,...