Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 8: Tập đoàn Hòa Phát – vươn lên tầm cao mới

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Sự kiện nhằm vinh danh những DN hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận tốt, có vị thế trong ngành và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành. Đáng chú ý, trong Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023, các ngân hàng giữ vị trí áp đảo!

Bài 8: Tập đoàn Hòa Phát – vươn tầm cao mới

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng (tháng 8/1992), Tập đoàn Hòa Phát không ngừng mở rộng sang các lĩnh vực khác như nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản, nông nghiệp…

Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (mã chứng khoán HPG). Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát là DN tư nhân lớn nhất Việt Nam (theo bảng xếp hạng của VNR500)…

Hòa Phát - vững vàng chất thép

Thời gian qua, Hòa Phát ưu tiên quản trị tốt dòng tiền, hàng tồn kho, sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường, bám sát tiến độ đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2, đảm bảo kiểm soát hiệu quả các dự án.

Năm 2023, Hòa Phát ghi nhận 120.355 tỷ đồng doanh thu và 6.800 tỷ đồng lợi nhuận, giảm lần lượt 16% và 19% so 2022. Lợi nhuận năm 2023, đạt 85% kế hoạch và giảm so cùng kỳ 2022, nguyên nhân chủ yếu do lĩnh vực kinh doanh thép giảm 22% lợi nhuận so cùng kỳ.

Trong đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của mảng thép (gồm gang thép và sản phẩm thép) lần lượt chiếm 94% và 92% của toàn tập đoàn. Hòa Phát chủ trương tối ưu hóa hoạt động các trang trại chăn nuôi hiện có, nhờ vậy lợi nhuận nhóm nông nghiệp tăng 236% so 2022. Lĩnh vực bất động sản, hoàn thành chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế so kế hoạch giao.

Hòa Phát định hướng đầu tư phát triển đội tàu biển với kích cỡ đa dạng

Mảng điện máy gia dụng, ra mắt hàng loạt sản phẩm mới, hướng đến sự tiện nghi và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Sản lượng bán hàng tăng trưởng mạnh, nhờ phân phối đa kênh. Hòa Phát đã cung cấp hàng loạt sản phẩm như điều hòa, máy làm mát không khí, tủ đông, tủ mát, máy lọc nước, bếp từ, máy hút mùi…Đầu năm 2024, tập đoàn ra mắt hàng loạt máy lọc nước 3 chức năng, máy lọc nước RO tủ đứng, máy lọc nước RO để gầm thế hệ mới…

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đạt 34.287 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ USD) và đóng góp 28% tổng doanh thu của tập đoàn. Tổng cộng hơn 2,2 triệu tấn sản phẩm thép của Hòa Phát, đã được xuất khẩu sang trên 30 quốc gia khắp 5 châu. Hoạt động xuất khẩu giúp đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát nộp NSNN hơn 9.000 tỷ đồng, được bình chọn TOP 1 DN tư nhân lớn nhất và xếp thứ 8 trong TOP 10 DN lớn nhất Việt Nam 2023; TOP 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam; TOP 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam; TOP 30 DN nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam.

Cung cấp lượng lớn thép

Tháng 3/2024, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 741.000 tấn thép thô, tăng 7% so tháng trước. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 693.000 tấn, tăng 34% so tháng 2.

Quý I, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 381.000 tấn thép xây dựng, thép chất lượng cao, tăng 80% so tháng 2. Sản lượng bán hàng tăng trở lại (chủ yếu nhờ thị trường trong nước đang vào mùa xây dựng); xuất khẩu tăng 76% so tháng trước.

Sản lượng HRC trong tháng 3 đạt 263.000 tấn, giảm nhẹ so tháng 2. Ngoài ra, sản phẩm thép hạ nguồn của Hòa Phát, gồm ống thép và tôn mạ, ghi nhận hơn 42.000 tấn và 32.000 tấn (tương đương tháng 2).

Dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nóng - điểm nhấn nổi bật nhất trong chuỗi sản xuất hiện đại của Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất

Lũy kế quý I, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 2,1 triệu tấn thép thô, tăng 70% so với cùng kỳ 2023. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và HRC đạt 1,85 triệu tấn, tăng 34% so quý I/2023.

Quý đầu năm, thép xây dựng, thép chất lượng cao của Hòa Phát đạt sản lượng 956.000 tấn, tăng 10%. Thép cuộn cán nóng đạt 805.000 tấn, tăng 67% so 3 tháng đầu năm ngoái. Hòa Phát còn cung cấp trên 87.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác của Việt Nam và phục vụ xuất khẩu.

Ống thép Hòa Phát, đã cung cấp cho thị trường 131.000 tấn, trong quý I, giảm 18% so cùng kỳ 2023; tôn mạ các loại, đạt sản lượng 98.000 tấn, tăng 40% so cùng kỳ, trong đó lượng tôn xuất khẩu 3 tháng qua tăng trưởng mạnh, đóng góp tới hơn 61.000 tấn.

Công suất thép thô của Hòa Phát hiện đạt 8,5 triệu tấn/năm, lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn đang đẩy mạnh tiến độ dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 quy mô 5,6 triệu tấn HRC chất lượng cao mỗi năm. Khi dự án được đưa vào hoạt động năm 2025, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát sẽ là 14,6 triệu tấn/năm, trong đó riêng HRC đạt 8,6 triệu tấn mỗi năm.

Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long cho biết:

“Hòa Phát đạt 2.869 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I (tương đương đạt 28,7% kế hoạch năm). Lĩnh vực sản xuất gang thép và sản phẩm thép đóng góp khoảng 90% kết quả này.

Quý I, có thể nói là tương đối tốt, tập đoàn làm được tốt 2 việc: Tăng sản lượng bán hàng so cùng kỳ năm trước; sử dụng hết nguyên nhiên liệu tồn kho giá cao (có thể thiệt một chút, nhưng sẽ tốt cho các quý sau). Chưa bao giờ, tập đoàn kéo tồn kho xuống thấp như hiện nay”.

Thép cuộn cán nóng - át chủ bài tạo nên tầm vóc mới cho Hòa Phát trong ngành thép

Đưa vào khai thác tàu HPS-02

Mới đây, Công ty CP Vận tải biển Hòa Phát đã đưa tàu HPS-02 vào khai thác. Tàu chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm trên tuyến thủy nội địa, trong đó chủ yếu là thép cuộn cán nóng (HRC).

Với tải trọng lên đến 24.500 tấn, tàu HPS-02 được đóng tại Nhà máy Đóng tàu Hạ Long. Hoạt động này, nằm trong chiến lược phát triển đội tàu phục vụ nhu cầu vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm nội địa của tập đoàn.

Tàu có ký hiệu thiết kế SB 245-02, bao gồm 3 hầm hàng, tối ưu cho việc chuyên chở hàng rời của Hòa Phát như quặng, than, sắt thép... Đặc biệt, khả năng vận chuyển thép cuộn cán nóng, giúp tối ưu hóa quá trình phân phối sản phẩm trên toàn quốc.

Ngoài phục vụ vận chuyển hàng hóa cho Hòa Phát, đội tàu SB của Công ty Vận tải biển Hoà Phát cũng đang phục vụ các khách hàng có nhu cầu vận chuyển trong nước, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng về việc tối ưu hóa chi phí khi sử dụng tàu Hòa Phát. Chuyến hàng đầu tiên của tàu HPS-02 vận chuyển than để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện.

Giám đốc Công ty CP Vận tải biển Hòa Phát, Doãn Quang Thịnh cho biết:

“Kế hoạch đầu tư đội tàu nội, phù hợp với chiến lược phát triển đa dạng đội tàu của Tập đoàn Hòa Phát. Hai tàu đang được khai thác, sẽ đáp ứng các nhu cầu và chủ động trong khâu vận chuyển hàng hóa của Hòa Phát, cung ứng các sản phẩm thép nhanh nhất cho thị trường; đồng thời, giúp tối ưu hóa chi phí, cũng như hoạt động của cảng, nhất là khi giai đoạn 2 Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động”.

Sản phẩm thép cuộn Hòa Phát

Công ty Vận tải biển Hòa Phát định hướng đầu tư phát triển đội tàu biển với kích cỡ đa dạng, bao gồm các loại tàu biển có kích cỡ lớn phục vụ cho việc nhập khẩu nguyên liệu trọng yếu của tập đoàn và các loại tàu nội có kích cỡ phù hợp để phục vụ cung đường ngắn, chủ yếu phân phối sản phẩm đầu ra cho Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất.

Trong chiến lược dài hạn, đội tàu của Hòa Phát sẽ có từ 15 - 20 tàu biển các loại, phục vụ nhu cầu của thị trường vận tải nói chung và các khu liên hợp sản xuất gang thép của tập đoàn nói riêng.

Hỗ trợ người nghèo tỉnh Trà Vinh

Ngày 12/4/2024, tại ấp Nguyệt Lãng B, xã Bình Phú, huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đã diễn ra Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây dựng 1.290 căn nhà cho hộ nghèo, người khó khăn về nhà ở, trên địa bàn tỉnh. Đồng hành cùng chương trình, Hòa Phát đã tài trợ 15 tỷ đồng - hỗ trợ xây dựng 300 căn nhà cho người dân địa phương. 

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, Ngô Chí Cường gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và các nhà tài trợ đã đồng hành cùng tỉnh Trà Vinh trong việc thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trên địa bàn tỉnh. 

Năm 2024, tỉnh Trà Vinh được Bộ Công an vận động, hỗ trợ xây dựng 1.290 căn nhà. Tổng nguồn kinh phí được Bộ Công an vận động hỗ trợ từ các DN, nhà tài trợ là 65 tỷ đồng. Đồng hành cùng chương trình, Hòa Phát đã tài trợ 15 tỷ đồng - hỗ trợ kinh phí xây dựng 300 căn nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở của tỉnh.

Tại buổi lễ, 2 căn nhà mẫu được bàn giao - tặng gia đình ông Thạch Sa Ruôl (ấp Nguyệt Lãng B) và gia đình bà Thạch Thị Mai (ấp Nguyệt Lãng C), cùng xã Bình Phú, huyện Càng Long. Đây là 2 hộ người dân tộc Khmer cận nghèo, khó khăn về nhà ở.

Số nhà còn lại, sẽ được triển khai xây dựng đồng loạt và bàn giao trước ngày 30/8 để chào mừng 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. 

Trước đó, năm 2023, Tập đoàn Hòa Phát đã tài trợ 10 tỷ đồng, xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, tỉnh Sóc Trăng.

Xuất khẩu ống thép Hòa Phát

Là DN tư nhân lớn nhất Việt Nam (theo bảng xếp hạng của VNR500), bên cạnh hoạt động kinh doanh, Hòa Phát có đóng góp lớn cho NSNN (năm 2023, đóng góp vào NSNN hơn 9.000 tỷ đồng) và tích cực trong các hoạt động từ thiện xã hội.

Theo đó, trong năm qua, Hòa Phát dành hơn 30 tỷ đồng cho các hoạt động:

An sinh xã hội như xây nhà tình nghĩa; kiên cố hóa công trình công ích, trường học; học bổng cho học sinh, sinh viên; tặng quà người nghèo;

Tài trợ phẫu thuật cho 104 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh; hỗ trợ 186 trẻ em mồ côi tại Quảng Ngãi, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Bình Phước...

Mục tiêu kinh doanh 2024

Ngày 11/4/2024, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, với sự tham dự của gần 700 cổ đông, đại diện cho 68% cổ phần có quyền biểu quyết.

Theo Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long, kết thúc quý I, Hòa Phát đạt 31.000 tỷ đồng doanh thu và 2.869 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đã cởi mở - trả lời những câu hỏi của cổ đông về các nội dung họp như kế hoạch sản xuất, kinh doanh 2024, tiến độ Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, kế hoạch phát hành để tăng vốn cổ phần, những thế mạnh của sản phẩm thép cán nóng HRC trên thị trường, định hướng phát triển thép chất lượng cao, các dự án nông nghiệp, bất động sản…

Đại diện Tập đoàn Hòa Phát (bên phải) nhận hoa và thư cảm ơn các nhà tài trợ - do Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường trao tặng

Về kế hoạch kinh doanh 2024, ban lãnh đạo HPG nhận định, nền kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn còn nhiều ẩn số, tín hiệu phục hồi chưa rõ nét, biến động về tỷ giá, lãi suất, cùng các yếu tố khác trên thị trường thế giới.

Trên cơ sở đó, Tập đoàn Hòa Phát theo dõi sát diễn biến thị trường để điều hành sản xuất, kinh doanh cho phù hợp. Cụ thể, tập đoàn đặt mục tiêu năm 2024 là 140.000 tỷ đồng doanh thu, 10.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tuy nhiên, sau khi Dự án Dung Quất 2 hoàn thành, doanh thu của Hòa Phát có thể lên đến 200.000 tỷ đồng và tỷ trọng doanh thu của mảng thép sẽ chiếm 95% tổng doanh thu của tập đoàn.

Lãnh đạo tập đoàn cho biết, đang nghiên cứu làm tôn silic - cho ra sản phẩm thép dùng trong mô tơ điện. Đây là sản phẩm chưa công ty nào ở Việt Nam làm được. Ngoài ra, Hòa Phát sẽ làm thép đường ray cường độ cao (đã tiến hành những bước đầu tiên và sẵn sàng đấu thầu tại dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam).

Tập đoàn Hòa Phát xác định cơ cấu sản phẩm của Dự án Dung Quất 2 và các dự án trong tương lai - sẽ hướng mạnh vào sản xuất thép cán nóng (HRC) chất lượng cao, phục vụ nhu cầu các ngành cơ khí chế tạo. Tập đoàn cũng chú trọng đầu tư theo chiều sâu để sản xuất các mác thép đòi hỏi kỹ thuật khó hơn, dùng làm nguyên liệu cho sản xuất ốc vít, tanh lốp ô tô, cáp, thép dự ứng lực, thép silic, thép làm đường ray tàu cao tốc…

Đối với lĩnh vực bất động sản, tập đoàn chủ trương không mở rộng, tập trung phát triển các dự án khu công nghiệp. Dự án nhà ở khu đô thị chỉ làm khi có pháp lý đầy đủ…

Tập đoàn Hòa Phát có 11 công ty thành viên với 25.424 CBCNV, hoạt động trải rộng trên phạm vi cả nước và 1 văn phòng tại Singapore. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi, chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn.

Các sản phẩm chính trong chuỗi sản xuất thép của tập đoàn, bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), thép dự ứng lực, thép rút dây, ống thép và tôn mạ màu các loại. Với công suất lên đến trên 8 triệu tấn thép các loại, Tập đoàn Hòa Phát là DN sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 32,5% và 31,7%...

Đường link: https://profit500.vn/Charts/Index?chartId=13 (Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam)

Bài sau:SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững

Hương Thủy

Bài liên quan

Tin mới

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.

Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu. Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.