Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP.HCM sẽ ứng vốn ngân sách để "cứu" vành đai 3

Đoạn Vành đai 3 nối TP.HCM với Bình Dương và Long An dài 48 km giúp giảm tải cho quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM - Trung Lương và nội đô TP.HCM. Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án khi mà đoạn qua thành phố lâu nay trong trạng thái "bất động" do trung ương chưa bố trí vốn, TP.HCM sẽ ứng vốn ngân sách để đẩy nhanh dự án.

Được biết, tuyến đường vành đai 3 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và đã được điều chỉnh từ năm 2013. Theo quy hoạch, dự án đường vành đai 3 đi qua địa phận các tỉnh, thành như Đồng Nai, TPHCM, Long An, Bình Dương với chiều dài hơn 90km. Dự án đầu tư được chia làm 4 đoạn như sau:

Đoạn 1: Nhơn Trạch - Tân Vạn - TPHCM có chiều dài hơn 30km với quy mô 4 làn xe giai đoạn 1 (tăng lên 8 làn xe giai đoạn 2).

Đoạn 2: Mỹ Phước - Tân Vạn dài 16 km, hiện đang được tỉnh Bình Dương đầu tư.

Đoạn 3: từ Bình Chuẩn (Bình Dương) - quốc lộ 22 (TPHCM) với chiều dài khoảng 17km, quy mô xây dựng là 6 làn xe.

Đoạn 4: Từ quốc lộ 22 - đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có chiều dài gần 30km với quy mô 8 làn xe. 

TP.HCM sẽ ứng vốn ngân sách để

Theo quy hoạch, Vành đai 3 TP.HCM sẽ kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương bằng nút giao khác mức ở khu vực gần thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An.

Những đoạn còn lại của dự án, Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (gọi tắt là Tổng Công ty Cửu Long - đơn vị thay mặt Bộ Giao thông Vận tải quản lý dự án) đánh giá là thực sự cần thiết và phải nhanh chóng đầu tư. Tuy nhiên, theo đơn vị này, với đoạn 1 (Nhơn Trạch - Tân Vạn), hiện Bộ Giao thông Vận tải chỉ mới dừng ở mức đã lập nghiên cứu khả thi, trong khi đoạn này đi qua thành phố với chiều dài gần 21 km và hơn 11 km nằm ở địa phận tỉnh Đồng Nai, chia làm 2 giai đoạn để thực hiện.

Tương tự, với đoạn 3 (Bình Chuẩn - Quốc lộ 22, dài hơn 19 km) và đoạn 4 (Quốc lộ 22 - Bến Lức, dài gần 29 km) của dự án đang kêu gọi nguồn vốn đầu tư. Tổng Công ty Cửu Long cho biết 2 đoạn này quy mô và nguồn vốn đầu tư rất lớn. Do đó sẽ chia thành từng phân đoạn để đầu tư nhằm giảm áp lực về nguồn vốn.

"Đoạn 3 và 4 do chưa xác định được nguồn vốn đầu tư nên chưa được phê duyệt. Phía đơn vị tư vấn đã hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến góp ý của các bộ - ngành, đơn vị tham mưu và những địa phương liên quan. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện công tác thẩm định thiết kế cơ sở và xem xét phê duyệt dự án đầu tư khi xác định được nguồn vốn cho công tác xây lắp" - Tổng Công ty Cửu Long thông tin.

Theo UBND TP, dự án đường Vành đai 3 được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Thành phố. Dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự kết nối, khép kín các tuyến đường vành đai của Thành phố như Quốc lộ 1, 13, 22, 1K cùng các tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ giảm thời gian đi lại cũng như hạn chế ùn tắc giao thông cho cả vùng.

Điều này được chứng minh thông qua việc đoạn 2 của dự án đang được khai thác với 4 làn xe đã giảm áp lực giao thông rõ rệt ở cửa ngõ chính từ Bình Dương qua Thành phố là các tuyến Quốc lộ 1, 13, 1K… Ghi nhận thực tế cho thấy trên tuyến Quốc lộ 1K, lượng phương tiện từ Thành phố qua Bình Dương và ngược lại được chia bớt qua đường Mỹ Phước - Tân Vạn (trùng một phần với đoạn 2 của dự án đường Vành đai 2). Việc này làm tăng sự kết nối, rút ngắn khoảng cách đi lại với các trục đường lớn khác như DT743, DT742, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, xa lộ Hà Nội…

Trong khi đó, chỉ cần nhìn riêng dự án thành phần 1B (thuộc giai đoạn 1 của đoạn 1, từ cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội) cho thấy sự cần thiết phải nhanh chóng đầu tư. Bởi khu vực này tập trung nhiều cụm cảng lớn cùng các KCN, trong khi những tuyến đường hiện hữu đang khai thác như xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ… khó mở rộng nên thường xuyên chịu cảnh ùn ứ.

Chưa kể, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện cũng trong tình trạng quá tải, liên tục kẹt xe tại đoạn giao với đường Mai Chí Thọ. Vì vậy, đường Vành đai 3 qua khu vực này được xem là một yêu cầu bức thiết để giảm áp lực giao thông hiện nay. Tương tự, ở các phân đoạn khác của dự án đường Vành đai 3 qua TP, các tuyến đường đang khai thác hầu hết đều là các trục huyết mạch, luôn dày đặc các loại xe bởi không có đường thay thế, dù nhu cầu đi lại rất lớn. Các tuyến Quốc lộ 22, Quốc lộ 1 hiện đang chịu áp lực giao thông nặng nề, dù TP đã thực hiện hàng loạt dự án nhỏ như mở rộng đường, xây cầu vượt, mở rộng nút giao…

Trước thực trạng cấp bách trên, UBND TP quyết định vận dụng Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM ban hành ngày 24-11-2017 để "giải cứu" các đoạn đường Vành đai 3 đi qua Thành phố. Nghị quyết nêu rõ: Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trên địa bàn Thành phố, cho phép Thành phố sử dụng ngân sách của mình, các nguồn lực tài chính hợp pháp khác của TP, vay trong phạm vi quy định tại khoản 7 của điều này hoặc huy động theo phương thức đối tác công tư (PPP) để sớm hoàn thành dự án. Ngân sách trung ương có trách nhiệm hoàn trả cho Thành phố phần dự toán chi thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không bao gồm phần lãi vay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện hành hoặc kế hoạch đầu tư công trung hạn tiếp theo.

 Sở Giao thông Vận tải làm tờ trình để UBND Thành phố xin ý kiến Thành ủy. Sau đó, UBND Thành phố sẽ trình HĐND xin chủ trương thực hiện.

Hải Đăng

Tin mới

Kỳ họp bất thường lần thứ 7: Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ
Kỳ họp bất thường lần thứ 7: Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Vương Đình Huệ. Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ.

Lý do Bộ Tư pháp đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực sớm từ ngày 1/7
Lý do Bộ Tư pháp đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực sớm từ ngày 1/7

Lý do là Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản đều có nội dung mới mang tính đột phá như quy định chế độ thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng...; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, thiết lập công cụ kiểm soát quản lý thị trường bất động sản.

Bắc Ninh: 5 người tử vong do tại nạn giao thông dịp nghỉ lễ
Bắc Ninh: 5 người tử vong do tại nạn giao thông dịp nghỉ lễ

Theo Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 5 người, bị thương 3 người, thiệt hại tài sản 102 triệu đồng.

Bắc Giang: Tăng cường quản lý, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động
Bắc Giang: Tăng cường quản lý, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, 4 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng, làm chết 5 người, tăng 3 vụ so với cùng kỳ năm 2023.

Đối tượng nào không được tham gia đoàn thanh, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024?
Đối tượng nào không được tham gia đoàn thanh, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nhằm góp phần giúp Kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế thi.

Lý giải của Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm thời gian làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần
Lý giải của Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm thời gian làm việc xuống dưới 48 giờ/tuần

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), giảm giờ làm việc bình thường xuống dưới 48 giờ/tuần là một chính sách có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Do đó, Bộ sẽ nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo đảm tính khả thi khi đề xuất chính sách này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động.