Số phế liệu trong containerSố phế liệu trong container

Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - Nguyễn Thanh Long cho biết, đơn vị này đã yêu cầu 31 hãng tàu phải thực hiện tái xuất 1.099 container phế liệu nhập khẩu không đạt chất lượng vì trước đó các hãng tàu này tham gia vận chuyển số phế liệu nêu trên vào Việt Nam.

Tuy nhiên, sau thời gian dài đưa hàng về cảng nhưng chủ hàng không nhận, các hãng tàu phải có trách nhiệm tái xuất đối với các lô hàng này, tránh ảnh hưởng đến môi trường…

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, tính đến hết tháng 4/2020, số lượng phế liệu tồn đọng tại cảng Cát Lái khoảng 2.000 container. Trong đó, 363 container được cơ quan chức năng khoá trọng điểm do hàng thuộc các chuyên án đang điều tra, xét xử; 138 container đã được doanh nghiệp mở tờ khai hải quan, nhưng không đến làm thủ tục nhận hàng.

Số còn lại gồm trên 1.500 container còn lại đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với các đơn vị trong hội đồng xử lý hàng tồn đọng thực hiện phân loại để xử lý.

Qua kiểm tra, phân loại, cơ quan Hải quan phát iện hơn 70% container phế liệu nhập khẩu đều không đạt chất lượng theo quy định. Cụ thể, trong số trên 1.500 container phế liệu được đưa vào phân loại, Hải quan TPHCM kiểm tra, xác định có đến 1.099 container là phế thải.

Số phế thải chủ yếu là màng nhựa, bao bì các loại chưa băm cắt, lẫn tạp chất; vỏ xe cũ, rác thải... có mùi hôi thối, dơ bẩn. Số phế thải này được các doanh nghiệp nhập khẩu ồ ạt về cảng Cát Lái vào đầu năm 2018 rồi "Bỏ của, chạy thoát thân" từ đó đến nay, khiến cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp kinh doanh cảng mất nhiều thời gian, công sức xử lý, tránh ảnh hưởng đến môi trường.

Hội đồng xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng Cát Lái (bao gồm: Hải quan, Tổng công ty tân cảng Sài Gòn, một số sở, ngành TP.HCM...) đã thông nhất phương án xử lý theo hướng buộc các hãng tàu tái xuất 1.099 container phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu theo quy định.

PV