Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh còn thiếu khoảng 14.000 tỷ đồng chi phòng, chống dịch và hỗ trợ người bị Covid-19

Là thông tin được đại diện Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh cho biết buổi tái giám sát kết quả triển khai, thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 và một số chế độ chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng chống dịch, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 do Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức.

Chủ trì buổi giám sát là ông Cao Thanh Bình, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP. Hồ Chí Minh. Tham gia có các đại biểu HĐND, lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương.

Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP. Hồ Chí Minh Cao Thanh Bình
Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP. Hồ Chí Minh Cao Thanh Bình. (Ảnh: Thảo Lê)

Các đơn vị được giám sát gồm: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Tài chính và TP Thủ Đức cùng một số quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Báo cáo với đoàn công tác, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố có hơn 6,5 triệu đối tượng được nhận hỗ trợ với số tiền hơn 6.523 tỷ đồng theo Nghị quyết số 97/NQ-HĐND của HĐND TP. Hồ Chí Minh. 

Tuy vậy, hiện còn 3 quận, huyện có tỷ lệ chi trả hỗ trợ đạt thấp do thiếu kinh phí gồm huyện Củ Chi (đạt tỷ lệ 76%), quận Bình Tân (hơn 56%) và huyện Bình Chánh (hơn 41%). 

Đại diện UBND huyện Bình Chánh cho biết hiện huyện mới chi được 41% so với danh sách được phê duyệt ở nghị quyết 97. Sau khi được yêu cầu, địa phương này đã rà soát lại danh sách, loại bỏ 5.000 người do không còn tại địa phương hoặc đã nhận hỗ trợ từ bảo hiểm xã hội. Địa phương này cần thêm 466 tỷ đồng để chi gói hỗ trợ này.

Tương tự, quận Bình Tân cũng còn 308.000 trường hợp chưa được chi hỗ trợ đợt 3. Cùng với huyện Bình Chánh, quận Bình Tân đề nghị sớm được bổ sung ngân sách để chi hỗ trợ cho người dân.

Phó Giám đốc Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh Trần Mai Phương thông tin, đến nay thành phố đã bố trí dự toán kinh phí phòng chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 cho các sở ngành, UBND TP Thủ Đức và quận huyện là gần 18.370 tỷ đồng. Trong khi đó, nhu cầu kinh phí cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân là hơn 32.400 tỷ đồng; tổng kinh phí còn thiếu là khoảng 14.000 tỷ đồng. 

Phó giám đốc Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh Trần Mai Phương phát biểu tại buổi giám sát về Covid-19
Phó giám đốc Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh Trần Mai Phương phát biểu tại buổi giám sát về Covid-19. (Ảnh: Phạm Thu Ngân)

Theo bà Trần Mai Phương, thời điểm dịch bệnh căng thẳng, các đơn vị đã xây dựng dự toán kinh phí dự kiến với số tiền rất cao, làm áp lực rất lớn cho thành phố trong việc cân đối ngân sách. Số dự toán kinh phí chi công tác phòng chống dịch liên tục thay đổi. Đến nay, nhu cầu dự toán kinh phí chi cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân cũng chưa được rà soát, xác định chính xác. 

Phát biểu kết luận tại buổi giám sát, ông Cao Thanh Bình, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP. Hồ Chí Minh, trưởng đoàn giám sát, đề nghị các sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát lại công tác chi hỗ trợ, trường hợp nào chi không đúng đối tượng thì vận động, thu hồi, xử lý; trường hợp nào chi đúng nhưng có tin đồn thất thiệt cần có biện pháp bảo vệ cán bộ và người dân liên quan. 

Đối với một số địa phương kiến nghị bổ sung nguồn kinh phí, ông Cao Thanh Bình nhấn mạnh, các nội dung chi đúng theo quy định pháp lý sẽ chi, nếu phát sinh thêm trong thực tế thì Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và Sở Y tế cần phối hợp tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh có chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn kịp thời.  

Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Khởi tố 3 đối tượng buôn bán thuốc lá nhập lậu ở Quảng Ninh
Khởi tố 3 đối tượng buôn bán thuốc lá nhập lậu ở Quảng Ninh

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Ninh) cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với Hoàng Thị Thủy, Nguyễn Văn Thủy và Đỗ Hữu Thiết về tội Buôn bán hàng cấm là 44.200 bao thuốc lá nhập lậu.

Năm 2024, HAG lên kế hoạch doanh thu 7.750 tỷ đồng, IPO công ty chăn nuôi
Năm 2024, HAG lên kế hoạch doanh thu 7.750 tỷ đồng, IPO công ty chăn nuôi

Sáng 10/5, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã HAG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Năm nay công ty đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục với 7.750 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2023. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 1.320 tỷ đồng, giảm 26% so với kết quả năm ngoái.

Nghệ An đôn đốc rà soát và cung cấp hồ sơ về các dự án trồng cây xanh
Nghệ An đôn đốc rà soát và cung cấp hồ sơ về các dự án trồng cây xanh

Nghệ An mới đây đã phát đi văn bản đôn đốc các cơ quan địa phương cung cấp hồ sơ và tài liệu liên quan đến các dự án trồng cây xanh, theo yêu cầu của Bộ Công an.

Lào Cai: Tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra
Lào Cai: Tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra

Theo Báo cáo của Văn phòng Thường trực PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai, mưa dông diện rộng trong các ngày 5/5 và 6/5 đã gây ảnh hưởng, thiệt hại về hoa màu và tài sản, hư hỏng 272 ngôi nhà.

Kon Tum kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024
Kon Tum kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024

Tỉnh Kon Tum kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 đối với 87 dự án, nhiệm vụ.

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản hơn 350.000 tỷ đồng
Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản hơn 350.000 tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa có báo cáo số 3768/BTC-QLCS về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của doanh nghiệp bất động sản đến tháng 3/2024 là 350.876 tỷ đồng.