Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm đào tạo lý thuyết lái xe ô tô online

Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND thành phố đề xuất triển khai đề án thí điểm đào tạo tập trung trên nền tảng số đối với đào tạo nghề lái ô tô.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải đề xuất UBND TP. Hồ Chí Minh có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải có ý kiến chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện đề án thí điểm đào tạo tập trung trên nền tảng số và hệ thống quản trị cơ sở đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B (B1, B2), C.

Cụ thể, doanh nghiệp đề xuất sử dụng nền tảng số để đào tạo tập trung các môn học lý thuyết (học, thời gian học, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp) gồm pháp luật giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; nghiệp vụ vận tải; đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; kỹ thuật lái xe.

Một trung tâm đào tạo lái xe ở TP. Hồ Chí Minh
Một trung tâm đào tạo lái xe ở TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Minh Quân)

Địa điểm thực hiện đề án thí điểm là trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Hiệp Phát thuộc Công ty TNHH ô tô Hiệp Phát thực hiện.

Thời gian đề xuất thí điểm là 2 năm kể từ ngày chấp thuận hoặc đến khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được thay thế; trong đó có quy định mới đối với nội dung đào tạo các môn học lý thuyết.

Sau khi được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, UBND TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện; đồng thời xem xét giải quyết đối với đề án đề xuất thí điểm (nếu có) của các cơ sở đào tạo lái xe khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhằm tránh tình trạng độc quyền.

Trước đó, Công ty TNHH ô tô Hiệp Phát có văn bản xin triển khai đề án thí điểm với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số.

Mục đích là thí điểm đào tạo nghề lái xe ô tô hạng B1, B2, C với phần lý thuyết sẽ đào tạo theo mô hình tập trung trên nền tảng số, tự học có hướng dẫn và giám sát thông qua hệ thống phần mềm, công nghệ số.

Hình thức học tập của đào tạo trên nền tảng số là sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để giảng dạy, bao gồm các hình thức học tập sử dụng các công cụ và tài nguyên kỹ thuật số như máy tính, điện thoại, internet, phần mềm, ứng dụng, trang web...

PV

Bài liên quan

Tin mới

Lào Cai nằm trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023
Lào Cai nằm trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, xếp thứ nhất là tỉnh Quảng Ninh với 71,25 điểm. Tỉnh Lào Cai đạt 67,38 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố, nằm trong Top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023.

Dự báo mới về sự chuyển đổi các hình thái thời tiết những tháng tới
Dự báo mới về sự chuyển đổi các hình thái thời tiết những tháng tới

Ngày 9/5, Trung tâm dự báo thời tiết thuộc Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ nhận định hình thái thời tiết El Nino có thể sẽ suy yếu vào tháng 6 năm nay, "nhường chỗ" cho sự hình thành và phát triển của hiện tượng thời tiết mới là La Nina.

Hà Nội: Khởi tố thêm 4 đối tượng trong đường dây mua bán giấy tờ giả
Hà Nội: Khởi tố thêm 4 đối tượng trong đường dây mua bán giấy tờ giả

Công an quận Đống Đa cho biết, đã khởi tố thêm 4 đối tượng liên quan đến vụ án trong "đường dây nhân viên ngân hàng mua bán giấy tờ giả".

Tái cơ cấu ngành công thương để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Tái cơ cấu ngành công thương để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Sở Công Thương Thanh Hóa vừa ban hành “Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành công thương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa
Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa

Hồ sơ về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Trong đó, Chính phủ đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa.

T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên

Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.