Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trung Quốc muốn dùng APEC để đối trọng với TPP

Trong bối cảnh những hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TP

THCL - Trong bối cảnh những hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ chủ trì đang rơi vào bế tắc, thì Hội nghị thượng đỉnh APEC lại có xu hướng trở thành bàn đạp cho việc thông qua một khuôn khổ tự do hóa thương mại của 21 nước thành viên mà Trung Quốc đang tích cực hậu thuẫn.

Một sự kiện quan trọng đối với kinh tế-thương mại toàn cầu sẽ diễn ra trong tháng 11 tới là Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại thủ đô Lima của Peru.

Trong bối cảnh những hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ chủ trì đang rơi vào bế tắc do làn sóng phản đối thương mại tự do ở nước này, thì Hội nghị thượng đỉnh APEC đang có xu hướng trở thành bàn đạp cho việc thông qua một khuôn khổ tự do hóa thương mại của 21 nước thành viên mà Trung Quốc đang tích cực hậu thuẫn. Nếu một thỏa thuận tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên APEC được thông qua trước TPP, đó sẽ được xem là một thắng lợi của Trung Quốc trước Mỹ.

Ở thời điểm hiện tại, chính phủ Trung Quốc không giấu diếm việc nỗ lực thúc đẩy và vận động để thông qua một thỏa thuận tự do hóa thương mại giữa 21 nước thành viên APEC, với tên gọi Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), tại hội nghị thượng đỉnh ở Peru vào tháng tới.

Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị hiện đang tiến hành chuyến thăm Peru như một sự chuẩn bị cho việc vận động các nước thành viên tại hội nghị lần này, khi tuyên bố rằng một nghiên cứu khả thi về FTAAP đã được hoàn thành và Trung Quốc sẽ chính thức trình bày vào tháng tới. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo: “Trung Quốc hy vọng quá trình đàm phán cho FTAAP có thể được bắt đầu ngay trong thời gian sắp tới”.

Trên thực tế, người Trung Quốc đã có sự chuẩn bị từ khá lâu cho việc vận động đàm phán về một thỏa thuận tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên APEC, khi hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh cách đây 2 năm, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng kêu gọi các nước tăng tốc đàm phán về FTAAP.

Cũng tại hội nghị đó, các nhà lãnh đạo APEC đã phê chuẩn việc hướng tới thành lập FTAAP sơ bộ, và được ông Tập tuyên bố là “một bước đi lịch sử”. Ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh hy vọng hội nghị thượng đỉnh tại Peru sẽ chính thức tiến hành quá trình đàm phán cho FTAAP mà nước này chờ đợi từ lâu.

Lý do khiến Trung Quốc sốt sắng trong việc thúc đẩy và thuyết phục các nước thành viên APEC tiến tới quá trình đàm phán FTAAP được cho là vì TPP. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã hoàn tất quá trình đàm phán kéo dài và chỉ chờ các nước thành viên thông qua là có thể đi vào hoạt động, và điều quan trọng nhất ở đây là Trung Quốc lại không có mặt trong TPP.

Đó là lý do Trung Quốc muốn thúc đẩy việc hình thành một thỏa thuận thương mại mới có quy mô lớn hơn, trong đó có sự hiện diện của nước này, và FTAAP là một lựa chọn phù hợp. APEC có tới 21 nước thành viên, nhiều hơn hẳn so với 12 nước của TPP.

Hầu hết các nước thành viên TPP đều là thành viên của APEC, chưa kể một số nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc cũng là thành viên của APEC. Một thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước APEC sẽ có quy mô lớn hơn TPP rất nhiều, và Trung Quốc với vị thế là nền kinh tế số hai thế giới hoàn toàn có khả năng đạt được một vị trí có thể đặt ra luật chơi.

Ngoài FTAAP, chính phủ Trung Quốc cũng đang thúc đẩy một thỏa thuận thương mại quy mô lớn khác mà không có sự hiện diện của Mỹ, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 nền kinh tế lớn khác là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Chưa kể, RCEP cũng chỉ là bước khởi đầu cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Đông Á (CEPEA) với mức độ trao đổi thương mại lớn hơn rất nhiều.

Trong bối cảnh TPP đang bị trì hoãn việc thông qua tại một số nước thành viên mà điển hình là Mỹ, thì việc Trung Quốc chủ động thúc đẩy việc thành lập các hiệp định thương mại có quy mô thậm chí còn lớn hơn có thể sẽ trở thành lực đẩy buộc các nhà lãnh đạo Mỹ xem xét lại vấn đề.

Sẽ không có lợi nếu Mỹ để Trung Quốc đoạt lấy vai trò thiết lập luật chơi cho thương mại giữa hai bờ Thái Bình Dương mà Mỹ đang cố gắng giành lấy thông qua TPP. Kể cả FTAAP được bắt đầu đàm phán chính thức sau hội nghị thượng đỉnh tại Peru lần này, thì cũng sẽ cần một thời gian khá dài trước khi thỏa thuận này trở thành hiện thực, và Mỹ vẫn nắm lợi thế với TPP, chỉ cần thông qua nó.

Nhàn Đàm (theo Motthegioi)

Tin mới

Tỷ phú Mỹ Elon Musk lại bất ngờ thăm Trung Quốc
Tỷ phú Mỹ Elon Musk lại bất ngờ thăm Trung Quốc

Theo Đài CCTV, trong cuộc gặp với tỷ phú Elon Musk hôm 28/4, Thủ tướng Lý Cường tuyên bố Tesla là "ví dụ thành công về hợp tác kinh tế và thương mại Trung - Mỹ".

Bắc Ninh: Kỷ luật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở
Bắc Ninh: Kỷ luật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa tổ chức kỳ họp thứ Ba mươi hai. Đồng chí Trần Huy Phương, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tại kỳ họp này Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy đã quyết định kỷ lật Cảnh cáo hàng loạt Đảng ủy sở.

Đi làm ngày lễ, người lao động được tính lương, thưởng như thế nào?
Đi làm ngày lễ, người lao động được tính lương, thưởng như thế nào?

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x tiền lương ngày bình thường. Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x tiền lương làm ngày bình thường.

Hai ngày nghỉ lễ, 3 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang
Hai ngày nghỉ lễ, 3 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang

Trong hai ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Viện Vật lý địa cầu ghi nhận được liên tiếp 3 trận động đất xảy ra tại 2 tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang. Rất may, những trận động đất này chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò

Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy sự ủng hộ của cử tri đối với ông Trump vẫn đứng vững ở mức 49% trong cuộc đối đầu trực tiếp với ông Biden, trong khi ông Biden chỉ đạt mức 43%.

PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 - nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.