Ngày 7/9, cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế là bão Yagi) đã đổ bộ đất liền Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp tới các khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ với sức gió mạnh nhất cấp cấp 10 (89-102 km/h), gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa to, gió giật mạnh.

Tại Hà Nội, sức ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã làm cho nhiều cây xanh bật gốc, gây tổn hại về người và tài sản. Chỉ trong 2 ngày 6-7/9, tình trạng hàng loạt xe ô tô bị cây đè, cột điện đổ hay bị bảng hiệu rơi trúng đã liên tục được đăng tải trên mạng xã hội.

Ngày 7/9, cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế là bão Yagi) đã đổ bộ đất liền Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp tới các khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ với sức gió mạnh nhất cấp cấp 10 (89-102 km/h), gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa to, gió giật mạnh.

Bão số 3 khiến hàng trăm cây xanh ở Hà Nội gãy đổ đè bẹp ô tô
Bão số 3 khiến hàng trăm cây xanh ở Hà Nội gãy đổ đè bẹp ô tô

Tại Hà Nội, sức ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã làm cho nhiều cây xanh bật gốc, gây tổn hại về người và tài sản. Chỉ trong 2 ngày 6-7/9, tình trạng hàng loạt xe ô tô bị cây đè, cột điện đổ hay bị bảng hiệu rơi trúng đã liên tục được đăng tải trên mạng xã hội.

Về trách nhiệm bồi thường đối với những chiếc xe bị hư hỏng khi bị cây gãy, đổ vào, theo Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Việc sử dụng tài sản phải đảm bảo an toàn cho người khác.

Nếu sử dụng tài sản mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người quản lý tài sản phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Trong các vụ cây đổ đè vào xe, cây và xe ô tô đều được xác định là tài sản. Nếu xe ô tô đâm vào cây, khiến cây đổ, hư hại tài sản là cây cối thì người gây tai nạn đâm đổ cây có trách nhiệm bồi thường. Ngược lại, khi xe ô tô dừng đỗ đúng quy định mà cây đổ gây hư hại đến xe thì người quản lý cây phải bồi thường.

Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại…

Bên cạnh đó, theo khoản 1, Điều 156, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trường hợp thiệt hại gây ra là do bất khả kháng thì sẽ loại trừ trách nhiệm của các bên, thiệt hại bên nào thì bên đó tự chịu.

Từ đó có thể thấy, tài sản dù là xe ô tô hay là cây cối thì chủ sở hữu tài sản hoặc người chiếm hữu hợp pháp tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản đó gây ra thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại.

Để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại cần phải chứng minh rằng mình đã bị thiệt hại do tài sản của người khác gây ra và thiệt hại đó không có lỗi của mình, không thuộc trường hợp bất khả kháng.

Nếu việc đỗ xe là đúng nơi quy định, sự việc không phải là bất khả kháng, không có lỗi của người đỗ xe thì đơn vị quản lý cây xanh phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho chủ xe. Thiệt hại sẽ bao gồm chi phí sửa chữa, tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút và các chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa chiếc xe này.

Trường hợp chủ xe ô tô có mua bảo hiểm thân vỏ đối với chiếc xe này thì việc bồi thường thiệt hại, sửa chữa chiếc xe căn cứ vào quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Nếu cây đổ là bất khả kháng, không có lỗi của bên nào nhưng chủ xe có mua bảo hiểm thì bên bảo hiểm sẽ bồi hoàn, sửa chữa toàn bộ thiệt hại.

Hiện nay, bảo hiểm cơ giới xe ô tô bao gồm nhiều loại hình sản phẩm như: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe, bảo hiểm vật chất xe ô tô, bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện và bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hóa.

Theo anh Nguyễn Đức Hải, đại diện công ty bảo hiểm PVI cho biết: "Nếu ô tô bị hư hỏng do cây đè, cột điện đổ vào, mưa ngập, công ty bảo hiểm ô tô sẽ có trách nhiệm bồi thường khi khách hàng đã mua bảo hiểm vật chất xe ô tô. Đây là một loại hình bảo hiểm ô tô tự nguyện, hay còn gọi là bảo hiểm thân vỏ xe ô tô."

Theo quy định, loại hình bảo hiểm vật chất xe ô tô sẽ có phạm vi bồi thường cho chủ xe những thiệt hại về vật chất xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe trong những trường hợp như: Đâm va, lật, đổ, rơi; hoả hoạn, cháy, nổ; những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên; mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.

Tuy nhiên, chủ xe cũng cần lưu ý điều này, trong trường hợp ô tô bị cây đè khi đỗ trên đoạn đường cấm đỗ, dù chủ xe đã mua bảo hiểm vật chất xe ô tô cũng sẽ bị đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường, anh Hải nhấn mạnh.

Còn nếu chủ xe chỉ tham gia loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, phương tiện đó bị hư hỏng, thiệt hại sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường.

Thiên Trường (t/h)